Nước Mỹ có diện tích lãnh thổ rộng lớn. Dù nằm trên một lãnh thổ thống nhất, nhưng ở những khu vực khác nhau lại có một múi giờ riêng. Vậy giờ bên Mỹ là mấy giờ? cách xác định giờ bên Mỹ nhanh nhất? Cùng Pan American Travel tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Nước Mỹ có diện tích lãnh thổ rộng lớn. Dù nằm trên một lãnh thổ thống nhất, nhưng ở những khu vực khác nhau lại có một múi giờ riêng. Vậy giờ bên Mỹ là mấy giờ? cách xác định giờ bên Mỹ nhanh nhất? Cùng Pan American Travel tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Có rất nhiều trang web cung cấp dịch vụ chuyển đổi múi giờ, chẳng hạn như Timeanddate.com, Worldtimebuddy.com, v.v. Bạn chỉ cần nhập múi giờ của địa điểm ở Hoa Kỳ mà bạn muốn biết, công cụ sẽ hiển thị giờ hiện tại tại địa điểm đó.
Cũng có nhiều ứng dụng điện thoại giúp bạn chuyển đổi múi giờ. Các ứng dụng này thường có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, giúp bạn có thể xác định giờ bên Mỹ nhanh chóng.
Tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch cùng Pan American Travel!
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ.
Cơ sở 1: 15 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội.
Cơ sở 2: Tầng Trệt (Tầng G) Tòa nhà Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Tuấn Anh hiện đang là Travel Blogger/Content Creator - Branding tại Pan American Travel. Tuấn Anh có khả năng viết lách, biên tập nội dung và xây dựng chiến lược nội dung chuyên nghiệp. Với niềm đam mê du lịch và khám phá văn hóa, Tuấn Anh luôn mang đến những trải nghiệm du lịch độc đáo và những bài viết hấp dẫn, thu hút đông đảo độc giả. Đến nay, Tuấn Anh đã đặt chân tới gần 15 quốc gia trên khắp thế giới, mang lại những góc nhìn đa dạng và phong phú về các nền văn hóa khác nhau.
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất từ ngày 1-7 điều chỉnh tăng lương hưu,trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Chính phủ đang giao cho Bộ LĐ-TB&XH thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công. Thời gian tăng từ ngày 1-7-2024, trùng với thời điểm tăng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng.
Bộ Tài chính lo chi ngân sách lớnTheo đề xuất mới đây của Bộ LĐ-TB&XH, từ ngày 1-7, lương hưu, trợ cấp BHXH sẽ tăng 15%; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng 29,2%, tương ứng từ 1.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng/tháng; tăng trợ cấp xã hội lên 38,9%, tương đương tăng từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, trong cuộc họp vào ngày 6-3 với lãnh đạo Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH điều chỉnh mức tăng trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng lên 750.000 đồng/tháng. Do còn các ý kiến khác nhau nên Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục rà soát số liệu nhằm khẳng định lại những đề xuất trên, đồng thời nâng cao tính thuyết phục trước khi trình Chính phủ.
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng theo đề xuất của Bộ Ảnh: VIẾT LONGLĐ-TB&XH, ngân sách phải chi cho các đối tượng thuộc ngân sách nhà nước đảm bảo là 17.276 tỉ đồng. Đây là số tiền lớn, vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội quyết định.
Từ năm 2016 đến 2023, Chính phủ đã sáu lần điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng với các mức điều chỉnh tương ứng: 8% (năm 2016); 7,44% (năm 2017); 6,92% (năm 2018); 7,19% (năm 2019); 7,4% (năm 2022); 12,5% (năm 2023) trên mức lương hưu hiện hưởng.
“Do vậy, đề nghị Bộ LĐ-TB&XH rà soát, tính toán lại các phương án điều chỉnh cụ thể. Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và cơ sở pháp lý của Luật BHXH về điều chỉnh lương hưu đối với người nghỉ hưu được dựa trên cơ sở mức tăng chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế, phù hợp với ngân sách nhà nước và Quỹ BHXH, Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương...” - Bộ Tài chính nêu.
Mới đây, BHXH Việt Nam kiến nghị năm 2024 chỉ nên tăng lương hưu 8% so với năm 2023. Điều này sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa người hưởng lương hưu trước cải cách tiền lương và người hưởng lương hưu từ ngày 1-7-2024 trở đi.
Nếu được thông qua, ngân sách nhà nước dự kiến bố trí thêm 1.900 tỉ đồng trong sáu tháng cuối năm; thêm 50 tỉ đồng nếu điều chỉnh mức hưởng đạt 3,5 triệu đồng/ tháng với người nghỉ hưu trước năm 1995. Nguồn Quỹ BHXH tăng khoảng 6.900 tỉ đồng, chưa bao gồm tiền trích đóng BHYT.
Một chuyên gia trong ngành LĐ-TB&XH cho hay theo Tổng cục Thống kê, quy mô tổng sản phẩm nội địa (GDP) nước ta tính đến cuối năm 2023 ước tính đạt khoảng 10,22 triệu tỉ đồng, tương đương 430 tỉ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước tính đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.
Thêm vào đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2023 tăng 3,25% so với năm trước. Như vậy có thể khẳng định nền kinh tế đang có sự phát triển, việc Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng lương hưu 15% và các chính sách khác với mức tương ứng là phù hợp với tình hình thực tế.
“Hiện chúng ta đang sửa Luật BHXH nên việc điều chỉnh lương hưu cho phù hợp với mức sống tối thiểu vừa giúp người dân thừa hưởng những thành tựu của nền kinh tế, vừa thêm niềm tin vào hệ thống an sinh xã hội…” - vị này nhấn mạnh.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), cho rằng việc điều chỉnh tăng lương hưu phải dựa vào ba yếu tố: Giá sinh hoạt, tăng trưởng kinh tế và tăng lương chung. Nếu chiếu theo ba yếu tố trên thì việc Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng lương hưu 15% là phù hợp hơn mức đề xuất chỉ 8% của BHXH Việt Nam.
Bà Hương cũng nhấn mạnh cần lưu ý quan tâm điều chỉnh tăng lương hưu với nhóm đang có lương hưu thấp. “Cần xác định một sàn lương hưu tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống. Nếu lương hưu thấp hơn mức này, Nhà nước cần bù bằng số tiền tuyệt đối thay vì tăng theo tỉ lệ %” - bà Hương nói.
Lương hưu bình quân 5,4 triệu đồng/tháng
Việt Nam hiện có khoảng 14,4 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu nhưng chỉ có 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ Quỹ BHXH và 1,8 triệu người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ ngân sách nhà nước.
Người Việt Nam hưởng hưu trí tối đa 75%, tuy nhiên tiền lương tính đóng bảo hiểm thấp nên lương hưu bình quân chỉ đạt 5,4 triệu đồng/tháng.
Cận thánh địa Mỹ Sơn ngàn năm bí ẩn tồn tại một tảng đá lớn nằm trơ trọi giữa cánh đồng hun hút gió cùng một cái ao được nhiều người cho rằng có liên quan đến thánh địa Mỹ Sơn. Điều kỳ lạ là, tảng đá trông giống như có bàn tay con người chinh phục nhưng không, đá do thiên tạo. Tảng đá và cái ao này còn kéo theo một số câu chuyện đậm sắc màu dân gian...
Gắn với thánh địa Mỹ Sơn, còn có nhiều câu chuyện truyền thuyết xoay quanh về sự ra đời của nó. Theo các nhà nghiên cứu, địa hình thung lũng Mỹ Sơn (xã Duy Phú, H. Duy Xuyên, Quảng Nam) lọt thỏm giữa bốn bề đồi núi trập trùng, đặc biệt núi thiêng Hòn Đền án ngữ phía nam và sông Thu Bồn vắt dọc phía bắc... tạo nên một không gian yên tĩnh, đầy vẻ trang nghiêm, tách biệt với thế giới bên ngoài, nên vào thế kỷ thứ IV, đại vương Chămpa Bhadravarman, tức Phạm Hồ Đạt đã chọn thung lũng Mỹ Sơn để xây tháp thờ cúng thần và vua Bhadavara. Đến thế kỷ thứ VII, việc xây dựng các đền, tháp được làm bằng gạch, đá cho đến thế kỷ XIII thì chấm dứt hoàn toàn việc xây dựng thánh địa.
Còn theo một số chuyện dân gian thì ngày xưa, các vua Chămpa luôn quan niệm rằng thung lũng Mỹ Sơn là vùng đất linh thiêng, do đó khi xây dựng các đền tháp ở đây, các vua đã ra lệnh cho dân chúng phải lấy đất từ nơi khác để làm gạch. Tuân lệnh vua, dân làng kéo nhau tới một vùng đất cách thung lũng Mỹ Sơn chừng 3km để làm gạch do đất sét đỏ dẻo quánh, rất sạch, không pha lẫn các tạp chất. Do trải qua hàng trăm năm xây dựng các đền tháp thánh địa Mỹ Sơn, khu đất được lấy làm gạch trở thành một cái ao rất sâu với nhiều tôm cá. Vì ao được bàn tay con người đào lấy đất theo hình vuông nên cái tên gọi Ao Vuông cũng từ đó hình thành. Những người dân sống thưa thớt gần khu đất Ao Vuông dần dần đông đúc hơn và lập nên làng Ao Vuông. Ngày nay, Ao Vuông nằm sát bên con đường nhựa phẳng lì, rợp bóng cây xanh chạy vào thánh địa thuộc thôn Mỹ Sơn. Ao Vuông có diện tích khoảng 10.000m2, sâu từ 5-7m so với mặt đường. Trải qua dòng thời gian, ao do con người của nhiều thế hệ khai phá, canh tác đã làm biến dạng đi rất nhiều.
Giữa cánh đồng đội 6, thôn Trung Sơn, xã Duy Phú, cách Ao Vuông chừng 1,5km có một tảng đá nằm ở đó rất lâu đời mang nhiều điều bí ẩn mà đến bây giờ chưa ai có thể lý giải được. Tảng sa thạch màu xám đen có hình dạng gần giống với khối lập phương, mặt trên có kích thước cạnh đông dài 283cm, cạnh bắc dài 275cm, cạnh tây dài 264cm và cạnh nam dài 262cm. Chiều cao của tảng đá được đo từ mặt ruộng lên đỉnh là 190cm, phần âm trong lòng đất bùn chừng hơn 50 cm. Nếu ai có dịp đến đây để quan sát kỹ tảng đá sẽ dễ dàng nhận thấy tảng đá này trừ mặt trên ra thì hoàn toàn không xuất lộ vết tích của việc đục đẽo hoặc dùng các phương tiện để chẻ từ một tảng đá lớn ra thành một khối đá vuông vức. Bốn mặt đá khá bằng phẳng, giống như nhân tạo chứ không phải tự nhiên.
Cái tên Đá Dựng chẳng biết có lúc nào và cũng từ tảng đá này đã kéo theo một vài câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác. Có người bảo rằng đây là phần lõi đá còn lại sau khi một số tảng đá khác được lấy đi để xây thánh địa Mỹ Sơn. Giả thuyết này xem ra bất hợp lý bởi cả cánh đồng rộng lớn của thôn Trung Sơn bằng phẳng, không hề xuất hiện một dấu tích nào của vùng đất pha trộn với núi đá hoặc các tảng đá khác. Chỉ có một mình tảng Đá Dựng nhô lên giữa cánh đồng chứ không hề có tảng đá thứ hai nên nó còn có tên gọi khác là đá Mồ Côi. Hơn nữa, cả khu di tích thánh địa Mỹ Sơn chỉ có một ngôi đền được xây bằng sa thạch dang dở. Các viên đá được xây dựng đền nhỏ hơn nhiều so với tảng Đá Dựng. Chính vì vậy nên lại có ý kiến cho rằng tảng đá được di chuyển từ nơi khác đến đây. Người xưa dùng tảng đá này đặt giữa cánh đồng để làm bàn thờ tế trời, cầu mong thần trời cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống nông dân thêm phần no đủ, vì mặt trên cùng của tảng đá thể hiện sự đục, chạm của con người. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những câu "trả lời" tạm thời về tảng đá của nhân gian chứ chưa có một căn cứ nào về khoa học.
Còn truyền thuyết kể rằng ngày xưa ở vùng rừng núi Mỹ Sơn có cặp vợ chồng nông dân nghèo, sức khỏe phi thường. Đôi vợ chồng nọ có tên là ông Đùng, bà Đùng. Để giúp vua Chăm xây đền, họ gánh hai tảng đá từ hướng bắc rồi sải đôi chân thật dài để bước qua sông Thu Bồn vào Mỹ Sơn thì chẳng may chiếc đòn gánh bị gãy, một tảng rơi xuống cánh đồng của thôn Trung Sơn, tảng còn lại rớt xuống cánh đồng bên H. Đại Lộc. Dấu chân của ông Đùng, bà Đùng đi tới đâu cũng tạo ra ao, hồ và Ao Vuông cũng là "dấu chân" của họ chứ không phải do lấy đất làm gạch tạo ra.
Cũng như thánh địa Mỹ Sơn, Ao Vuông, Đá Dựng chắc sẽ còn ẩn chứa nhiều điều bí mật mà con người đương đại chưa thể khám hết, là điểm thưởng ngoạn lý thú của nhiều người.