Xây Dựng Công Trình Công Ích Khác Là Gì

Xây Dựng Công Trình Công Ích Khác Là Gì

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về công trình xây dựng là gì và các cách phân loại công trình xây dựng phổ biến nhất hiện nay.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về công trình xây dựng là gì và các cách phân loại công trình xây dựng phổ biến nhất hiện nay.

Nội dung dự toán xây dựng công trình

Căn cứ tại Khoản 2, Điều 135, Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 2, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, nội dung dự toán xây dựng gồm chi phí về xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng.

Các khoản mục chi phí này được xác định tương tự như các khoản mục chi phí tương ứng trong nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, được trình bày cụ thể trong bài viết Nội dung chi tiết tổng mức đầu tư xây dựng.

b. Các quy định cụ thể về dự toán sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công

- Dự toán xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công

được phê duyệt theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 của Luật này là cơ sở xác định giá gói thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng.

- Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

+ Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng

+ Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

+ Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Các quy định về việc thẩm định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh được quy định cụ thể tại Điều 13, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong các bài viết tiếp theo.

Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), cụ thể như sau:

- Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) khi:

+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;

+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

+ Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án

-  Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

- Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trong đó, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 13  Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

(Điều 15  Nghị định 10/2021/NĐ-CP)

Chi phí quản lý dự án trong dự toán xây dựng công trình được xác định như thế nào? Thẩm định dự toán xây dựng công trình của chủ đầu tư bao gồm các nội dung gì?

Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm các nội dung gì? Chi phí thiết bị trong dự toán xây dựng công trình được xác định như thế nào?

Chủ thể điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác

Khoản 5, Điều 135, Luật Xây dựng năm 2014 quy định việc điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định.

Dự toán xây dựng công trình là gì?

Khoản 1, Điều 135, Luật Xây dựng năm 2014 quy định dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.

Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ quy định chi tiết hơn về khái niệm dự toán công trình như sau:

"Điều 11. Nội dung dự toán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng."

Từ các quy định trên, có thể hiểu dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng), yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.

Dự toán xây dựng trong trường hợp dự án có nhiều công trình.

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Dự toán xây dựng công trình là gì? Nội dung dự toán xây dựng công trình (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Nội dung dự toán xây dựng công trình

Nội dung dự toán xây dựng công trình được quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, bao gồm:

(1) Chi phí xây dựng: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

(2) Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);...

(3) Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;

(4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;

(5) Chi phí khác: các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công;... nhưng không thuộc quy định tại (1), (2), (3), (4).

(6) Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

(Theo điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP)

Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.