Việt Hương

Việt Hương

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

Nhà hàng Hương Việt – 22 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm – Không gian Việt truyền thống & những món ngon đậm vị Việt

Một không gian rộng lớn ấn tượng với diện tích lên đến 1.500m2. Không gian của sự bình yên, nhẹ nhàng và thoáng đãng với vườn cây xanh mát, ao cá, hồ sen... với kiến trúc độc đáo tái hiện hình ảnh phố xưa hay những vọng lầu cổ kính. Nơi không chỉ mang tới cảm giác thư thái, dễ chịu, đây còn là địa chỉ hấp dẫn mà bất kỳ ai yêu mến ẩm thực Việt đều chẳng nên bỏ qua. Tọa lạc tại số 22 Đỗ Đức Dục, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, nhà hàng Hương Việt hội tụ tất cả những yếu tố ấy, là gợi ý thú vị cho mọi bữa tiệc, cuộc gặp gỡ, cả những bữa ăn gia đình thân mật hay những dịp bạn bè ngồi hàn huyên...

Nằm ngay gần Trung tâm hội nghị Quốc Gia, nhà hàng Hương Việt sở hữu không gian 4 tầng với sức chứa 655 khách. Nổi bật với phong cách cổ kính cùng không gian xanh thư giãn, Hương Việt tạo ra cho thực khách nhiều khoảng không gian thú vị, từ hệ thống 3 phòng riêng (10-30 khách/phòng), không gian chung rộng thoáng với nội thất gỗ theo hướng cổ, hay khu vực ngồi ngoài trời có mái che (30 khách) thoáng mát và gần gũi; để mỗi vị khách hay đoàn khách tới đây dễ dàng tìm được không gian phù hợp với nhu cầu và sở thích.

Bên cạnh việc trải nghiệm không gian, thực khách đến với nhà hàng Hương Việt có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sắc và hấp dẫn. Từ các món hải sản tươi ngon nhập từ vùng biển Nha Trang nổi tiếng như: Tôm hùm Nha Trang bò lò pho mai, Mực ống hấp hành gừng, Hàu sữa nướng mỡ hành, Cua gạch/ cua thịt hấp bia gừng... cho đến những món ăn đậm chất đồng quê như: Dê tái chanh/ xào lăn, Bê non hấp xả, Ngỗng xào lăn/ rượu mận/ hấp/ om khoai/ om măng... nhà hàng đều sẵn sàng phục vụ bạn.

Tạm rời xa ồn ào, náo nhiệt của phố phường đông đúc, đến với nhà hàng Hương Việt, thực khách được thưởng thức những món ăn ngon và hấp dẫn mang đậm hương vị Việt; tìm về với những phút giây bình yên, thư giãn trong không gian xanh rộng lớn cùng kiến trúc Việt truyền thống, mà không mấy nơi trên trên đất Hà Thành này có được. Đừng quên đặt bàn qua PasGo - Mạng lưới nhà hàng ngon để nhận được nhiều ưu đãi bất ngờ từ nhà hàng nhé! Hoặc bạn có thể tham khảo danh sách nhà hàng món Việt ngon, nổi tiếng nhất ở Hà Nội tại đây để có thêm cho mình nhiều lựa chọn.

Trần Thị Ngọc Ánh, thường được biết đến với nghệ danh Hương Lan (sinh ngày 9 tháng 5 năm 1956), là một nữ ca sĩ người Mỹ gốc Việt. Là một trong những giọng ca xuất sắc nhất trong các dòng nhạc vàng, nhạc trữ tình và cải lương xuyên suốt sự nghiệp của mình, bà còn được biết đến là một trong những giọng ca trụ cột của Trung tâm Thúy Nga từ những ngày đầu tiên thành lập tại hải ngoại.

Hương Lan tên thật là Trần Thị Ngọc Ánh, sinh ngày 9 tháng 5 năm 1956 tại Sài Gòn, là con cả trong gia đình có 5 người con. Thân phụ của bà là nghệ sĩ Hữu Phước, nghệ sĩ cải lương ở Việt Nam Cộng hòa thập niên 1960. Dưới sự giáo dục của thân phụ, bà khởi nghiệp ca hát bằng thể loại vọng cổ. Năm 1960, thân phụ bà đã đưa bà lên sân khấu và cùng diễn trong vở cải lương Thiếu phụ Nam Xương, khi chỉ mới 5 tuổi. Nghệ danh Hương Lan của bà được ghép từ chữ "Hương" trong Thanh Hương và chữ "Lan" trong Út Bạch Lan, nghệ danh của 2 nghệ sĩ thân thiết với gia đình.[1]

Năm 1966, bà khởi đầu sự nghiệp hát tân nhạc dưới sự dìu dắt của nhạc sĩ Trúc Phương. Nhiều bài tân nhạc do bà trình diễn đơn hoặc song ca với các danh ca khác được phát trên đài phát thanh hoặc thu âm trên các đĩa nhựa. Ca khúc tiêu biểu của bà là Ai ra xứ Huế của Duy Khánh nhận nhiều sự chú ý và mến mộ bởi chất giọng ngọt ngào và thanh khiết. Bà được hầu hết các nhật báo cũng như tạp chí ở Sài Gòn lúc bấy giờ mệnh danh là "thần đồng".[2]

Từ cuối năm 1974, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã có những cuộc thương thảo nhằm thực hiện tuyển tập thu băng đầu tiên mang tên "Tiếng hát Hương Lan", trong bộ băng nhạc Shotguns thời bấy giờ. Tuy nhiên, dự án này không thể thực hiện do thời cuộc đầu năm 1975.

Đầu năm 1975, bà cùng cha được mời về diễn cải lương và tuồng cổ với đoàn Kim Chung.[3] Thời gian này, bà thường diễn chung với kép hát trẻ lừng danh thập niên 1970 là nghệ sĩ Chí Tâm. Chỉ trong thời gian ngắn, cặp đôi Chí Tâm - Hương Lan được xem là một trong những cặp diễn viên thu hút khán giả nhất ở Sài Gòn với các vở diễn "Hán đế biệt Chiêu Quân", "Cây sầu riêng trổ bông", "Nắng thu về ngõ trúc",...

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bà vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát trong đoàn cải lương Văn Công với các vở Tình yêu và Bạo chúa, Cây sầu riêng trổ bông, v.v. Tháng 12 năm 1975, bà lập gia đình với nghệ sĩ Chí Tâm, khi mới 20 tuổi. Năm 1977, bà sinh hạ người con trai đầu, đặt tên là Henri Bảo Nhi. Năm 1978, bà sinh hạ người con trai thứ, đặt tên là Patrick Bảo Trang.

Trước đó, thân phụ bà, do có quốc tịch Pháp từ trước, nên đã sang Pháp định cư theo diện "hồi hương" sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Tháng 2 năm 1978, bà cùng chồng và người con trai được thân phụ bảo lãnh xuất ngoại định cư tại Pháp. Khi đó bà đang mang thai người con trai thứ 2.

Thời gian đầu ở Pháp, bà cùng chồng và hai con trai cư ngụ tại Saint Tolomon, ngoại ô thủ đô Paris. Cuộc sống chật vật, dù mới sinh hạ người con trai thứ 2, bà phải đi làm thuê ở nhà hàng kiếm sống, vừa hỗ trợ chồng có thể học tiếng Pháp và học nghề. Sang năm 1979, chồng bà may mắn xin được việc làm ở công ty Alcatel Thompson, một liên danh sản xuất bản mạch điện tử, nhờ đó cuộc sống gia đình cũng đỡ đần phần nào. Gia đình bà sau đó dọn về quận 13 ở Paris.

Hoạt động nghệ thuật của hai ông bà bấy giờ chỉ giới hạn khi thỉnh thoảng đi hát trong các buổi lễ của cộng đồng Việt Nam tại Pháp. Thời gian này, giữa hai người bắt đầu nảy sinh những rạn nứt và mâu thuẫn. Năm 1982, bà ly dị và dẫn hai con trai sang Mỹ.[3]

Tại Mỹ, bà tham gia sinh hoạt văn nghệ trong cộng đồng người Việt. Năm 1983, Trung tâm Thúy Nga mời bà tham gia thu âm và ghi hình cho tuyển tập chương trình Paris By Night, bà tham gia biểu diễn với 2 nhạc phẩm "Muộn màng" (tác giả: Tấn Phát, song ca với Tấn Phát) và "Trên đỉnh mùa đông" (tác giả: Trần Thiện Thanh). Sau khi chương trình được phát hành dưới dạng băng VHS, đã nhanh chóng phổ biến trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Cũng nhờ đó, bà có sự thành công trở lại trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Trong những năm sau đó, bà trở thành một trong những giọng ca trụ cột của Trung tâm Thúy Nga. Bên cạnh đó, bà cũng biểu diễn và thu âm cho một số chương trình âm nhạc khác, được cộng đồng người Việt hoan nghênh. Thập niên 1980 từng được mệnh danh là "thập niên của Hương Lan", khi bà liên tiếp thành công trên cả hai lĩnh vực tân nhạc lẫn cổ nhạc. Cặp song ca Tuấn Vũ – Hương Lan cũng được xem là cặp song ca lừng danh trong thị trường âm nhạc hải ngoại cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.

Trong một số bài phỏng vấn, Hương Lan vẫn thường cho biết rằng cuộc đời bà chỉ phụng sự cho nghệ thuật và mơ ước của bà là được trở về hát trên chính quê hương của mình. Năm 1994, lần đầu tiên bà trở về Việt Nam cùng với những nghệ sĩ hải ngoại Quốc Anh, Đức Huy và Thảo My. Hai năm sau, Hương Lan được phép trình diễn trước khán giả tại Việt Nam nhờ ở "thiện chí phục vụ khán giả và niềm ước mơ tầm thường của mình" được nhận biết. Đến thập niên 2000, bà thường xuyên xuất hiện trong các chương trình thiếu nhi của bé Xuân Mai tại Việt Nam.

Tháng 5 năm 2009, Hương Lan tổ chức liveshow của mình tại Việt Nam với tên: Ơn đời một khúc dân ca[4]. Tuy có nhiều trục trặc về khâu dàn dựng, cả Hương Lan và khán giả đều không vừa ý với cách làm việc của ông bầu Hữu Lộc và sự cố về tiền thù lao của công ty Nụ cười mới, nhưng liveshow đã kết thúc tốt đẹp và thu hút đông đảo khán giả với giá vé mức cao nhất lên đến 1,5 triệu đồng/vé.[4]

Năm 2019, Hương Lan tham gia chương trình Ký ức vui vẻ với vai trò khách mời.[5] Bốn năm sau, bà tham gia mùa thứ hai của chương trình Ca sĩ mặt nạ và giành giải ba chung cuộc khi hóa thân thành mascot Cú Tây Bắc.

Năm 2024, Hương Lan kết hợp cùng Myra Trần tung Video Ca Nhạc "Mẹ Ơi" vào ngày 23/05/2024.

Bà lập gia đình lần đầu vào cuối năm 1975 với người bạn diễn Chí Tâm. Tuy nhiên đến năm 1982, hai người ly dị khi đang định cư ở Pháp. Hai người có với nhau hai con trai: Henry Bảo Nhi (sinh 1977) và Patrick Bảo Cang (sinh 1978).

Đầu năm 1986, trong buổi tiệc mừng sinh nhật của ca sĩ Elvis Phương, bà gặp ông Đặng Quốc Toàn, một kỹ sư cơ khí hàng không. Hai người nảy sinh tình cảm và chính thức đi đến hôn nhân vào năm 1988. Ông Toàn có ba người con riêng trước khi về sống với bà.

Bà được nghệ sĩ Hoài Linh xem như chị ruột vì từng đã dìu dắt ông ngay từ khi mới bước chân trong sự nghiệp nghệ thuật tại Mỹ.

Hương Lan xuất hiện thường xuyên trong chương trình Paris By Night với những nhạc phẩm tình ca quê hương như Còn thương rau đắng mọc sau hè, Em đi trên cỏ non, Chiếc áo bà ba, Điệu buồn phương Nam,...và gần đây là Cánh thiệp đầu xuân (Paris By Night 80), Mùa xuân của mẹ (Paris By Night 85), Tiễn người đi (Paris By Night 88), Chuyện chúng mình và Tàu đêm năm cũ (Paris By Night 98), Trong liveshow Con cò bé bé của Xuân Mai, Hương Lan xuất hiện hai lần hát với Xuân Mai những bài hát như "Lặng sóng trùng dương" (theo nhạc bài Dạ cổ Hoài Lang), "Vườn cây của ba" (hát cùng Xuân Mai, Rich Anh Tuấn - em trai Xuân Mai và MC Thanh Bạch) trong liveshow Con cò bé bé 15; "Lòng mẹ" và "Ngàn năm ca dao mẹ" với Xuân Mai trong Con cò bé bé 16. Mắt Huế Xưa (Paris By Night 78), Dạ cổ hoài lang (Paris By Night Divas), Chân trời tím (Paris By Night 100), Đây Thôn Vĩ Dạ, Quê nghèo (VSTAR 2013),...

Tính đến nay, Hương Lan mới có 2 lần xuất hiện trên sân khấu trung tâm ASIA

Việc các DN ngành sữa đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho thấy tiềm năng cũng như vị thế của ngành sữa trong nước ngày càng được nâng lên.

TH True Milk đầu tư lớn vào các dự án chăn nuôi và nhập những giống bò chất lượng cao

Trong những năm gần đây, ngành sữa Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt về sản lượng, chất lượng sữa và tổng doanh thu cao. Nhiều DN ngành sữa trong nước đã có sự phát triển mạnh mẽ với sự đầu tư lớn về công nghệ, dây chuyền tự động hóa... Bên cạnh đáp ứng nhu cầu trong nước, nhiều DN đã từng bước xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, hiện Việt Nam có 10 DN có sản phẩm sữa xuất khẩu, trong đó có thể kể đến như Vinamilk, TH true Milk, Mộc Châu Milk…

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, các DN sữa trong những năm qua luôn đạt mức tăng trưởng cao. Thống kê năm 2018, tổng doanh thu ước đạt 109.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt 9% so với năm 2017. Dự báo trong những năm tới ngành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 9-10% và đạt mức 27-28 lít sữa/người/năm vào năm 2020. Với nhiều lợi thế về chất lượng và thương hiệu, một số DN đã tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường như Iraq, Hồng Kông, Trung Quốc, Afganistan, Philippines, UAE, Lào, Myanmar, Nhật Bản… Hiện Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sữa và các sản phẩm từ sữa đến gần 50 nước trên thế giới. Đặc biệt, trong năm 2019, với một số Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia có hiệu lực sẽ là cơ hội cho các DN tiếp tục mở rộng ra nhiều thị trường mới.

Để phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm sữa, các DN lớn không ngừng gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, mở rộng quy mô chăn nuôi nhằm bảo đảm chất lượng nguồn sữa tươi nguyên liệu. Các tập đoàn lớn như Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk… đã xây dựng được các trang trại nuôi bò sữa quy mô lớn, nhập thêm các giống bò tốt và sản phẩm giống chất lượng cao từ Mỹ, Úc… Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng đàn bò sữa của Việt Nam đạt 290 nghìn con, cho sản lượng 1 triệu tấn/năm, đứng thứ hai trong ASEAN. Các DN trong ngành đang không ngừng đầu tư, xây dựng, cải tiến, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ có trình độ tự động hóa cao ngang tầm khu vực và thế giới. Do đó các sản phẩm sữa của các DN trong nước ngày càng nâng cao và tiếp cận ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị sữa, sản phẩm sữa ở thị trường nước ngoài.

Mới đây Vinamilk được Forbes Việt Nam đánh giá là Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm thứ 7 liên tiếp. Đồng thời cũng là thương hiệu hàng đầu Việt Nam với giá trị thương hiệu hơn 2,2 tỷ USD.

Liên tục đầu tư lớn vào các dự án chăn nuôi và nhập những giống bò chất lượng cao từ các nước phát triển, Tập đoàn TH đã thiết lập chuỗi sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cao hàng đầu thế giới để sản xuất những sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn.

Theo  đại diện TH True Milk, công ty tập trung chủ yếu vào các sản phẩm sữa tươi, sữa chua, sữa hạt đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm hữu cơ cao cấp. TH True Milk có lợi thế về đàn bò, với hơn 45 nghìn con và đang đầu tư vào 2 trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, các sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng đánh giá cao.

Bên cạnh đó, TH true Milk còn đầu tư dự án khoảng 2,7 tỷ USD sang Nga để chăn nuôi, chế biến sữa… Không chỉ tạo dựng được thương hiệu tại thị trường trong nước, các sản phẩm, đặc biệt là sữa tươi đã xuất khẩu ra một số nước như Nga, Trung Quốc… được người tiêu dùng nước ngoài đánh giá cao.

Theo Bộ NN&PTNT, hoạt động xuất khẩu sữa dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới khi các DN trong nước tăng cường thúc đẩy xuất khẩu ra nước ngoài. Với các Hiệp định Thương mại mà Việt Nam đã và đang tham gia, các DN sữa sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước trong khu vực và các nước trong khối tham gia Hiệp định. Các thị trường được đánh giá là tiềm năng đối với các DN xuất khẩu có thể kể đến như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Ả rập Saudi và Nga... Đặc biệt ngày 26/4/2019 Nghị định thư về xuất khẩu sữa, sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết kỳ vọng sẽ tạo cơ hội rộng mở cho sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường hơn 1,4 tỷ dân này.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, nhu cầu sữa của Trung Quốc rất lớn, mỗi năm phải nhập khẩu 2 triệu tấn. Thời gian qua, một số DN cũng đã tiếp cận thị trường Trung Quốc và cũng tạo được lòng tin của người tiêu dùng Trung Quốc. Nếu xuất khẩu được sữa sang Trung Quốc qua đường chính ngạch giúp các DN lớn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí là mở rộng đầu tư sang nước ngoài. Tuy nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thì các DN phải không ngừng đầu tư công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, nhất là kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu sữa đầu vào.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc các DN ngành sữa đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho thấy tiềm năng cũng như vị thế của ngành sữa trong nước ngày càng được nâng lên. Không chỉ cạnh tranh với các thương hiệu sữa lớn trên thế giới, các DN trong nước không ngừng đầu tư công nghệ tiên tiến sản xuất các sản phẩm sữa đạt chất lượng cũng như tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của các nước nhập khẩu.