Tuyển Thực Tập Viên Ngân Hàng Tại Tphcm 2024

Tuyển Thực Tập Viên Ngân Hàng Tại Tphcm 2024

Công việc (Thực tập sinh):   Chương trình thực tập hè SAP 2022 – Dành cho sinh viên Việt Nam.

Công việc (Thực tập sinh):   Chương trình thực tập hè SAP 2022 – Dành cho sinh viên Việt Nam.

Sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM tham quan, học tập thực tế tại Ngân hàng Á Châu (ACB)

Tạo cơ hội để sinh viên trường trải nghiệm môi trường thực tế tại doanh nghiệp, cập nhật kiến thức thực tế, có cái nhìn cận cảnh về môi trường làm việc tương lai là hoạt động liên tục được Trường Đại học Mở TPHCM  (OU) tổ chức dành cho sinh viên trường.

ThS Nguyễn Lê Minh Long, Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và Tư vấn việc làm Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh dẫn Đoàn sinh viên tham quan thực tế doanh nghiệp

Ngày 2 tháng 4 năm 2021, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Mở TP.HCM đã tổ chức chuyến tham quan, học tập thực tế cho các bạn sinh viên OU tại Ngân hàng Á Châu ACB.

Quang cảnh buổi chia sẻ kiến thức thực tế tại ACB

Với hơn 25 năm hình thành và phát triển, ACB luôn khẳng định vị thế của một Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Trong chuyến tham quan tại ACB, sinh viên đã được lắng nghe những chia sẻ quý báu về môi trường làm việc, các vị trí công việc và cơ hội thực tập, tuyển dụng cũng như phát triển sự nghiệp tại ACB từ các anh chị Cán bộ quản lý của Ngân hàng.

Đặc biệt trong chuyến thực tế này, các bạn sinh viên còn được trải nghiệp thú vị khi tham quan Trung tâm học tập – Learning Hub với đầy đủ các phòng chức năng như phòng lab, phòng khảo thí, phòng họp, phòng hội thảo, phòng mô phỏng, phòng hội nghị lớn… đáp ứng nhiều kiểu học tập khác nhau – nơi đã đào tạo được những cán bộ tài ba của ACB.

Chương trình được diễn ra hiệu quả khi mang tính thực tiễn cao, sinh viên được trải nghiệm thực tế và hình dung được tính chất, vị trí việc làm của mình sau khi ra trường tại một ngân hàng. Từ đó tạo động lực học tập hiệu quả giúp sinh viên trang bị cho mình những kỹ năng cũng như kiến thức cần thiết để trở thành một banker trong tương lai.

Chắc hẳn nhiều Sinh viên năm cuối đang theo học chuyên ngành Tài chính- ngân hàng của Khoa TC-KT khi chuẩn bị đi thực tập sẽ có những câu hỏi: + Khi thực tập tại sinh ngân hàng, sẽ làm những công việc nào? + Thực tập ở những vị trí nào? + Thực tập ở ngân hàng có lương hay không?

Để giải đáp cho những thắc mắc trên, trước tiên Sinh viên cần hiểu: Sinh viên thực tập tại ngân hàng sẽ được gọi là thực tập sinh ngân hàng. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang cần tuyển dụng nhiều thực tập sinh để đào tạo, hướng dẫn nhằm chuẩn bị cho lực lượng nhân viên chính thức của ngân hàng sau này. Thông thường, thực tập sinh sẽ là người thực hiện hỗ trợ cho các vị trí chính thức và sẽ có một nhân viên chính thức hướng dẫn những việc cần làm, thủ tục, quy định…. Tại đây, thực tập sinh sẽ vận dụng các nghiệp vụ chuyên ngành đã được Khoa TC-KT đào tạo để hỗ trợ hoặc thực hiện các công việc của một số vị trí như một nhân viên fulltime. Tuy nhiên, sinh viên sẽ thực hiện “đi thực tập” vào thời gian ngoài lịch học tương tự hình thức part time và làm việc ngắn hạn, có thể khoảng 2 – 3 tháng tùy yêu cầu của ngân hàng và phù hợp với thời gian môn “thực tập” của Khoa. Một số vị trí thực tập sinh ngân hàng có thể làm phổ biến như sau: 1. Giao dịch viên ngân hàng Đây là vị trí khá phổ biến mà các bạn thực tập sinh ngân hàng thường lựa chọn. Vị trí này sẽ có sự yêu cầu về ngoại hình và các kỹ năng ứng xử, giao tiếp tốt. Nhiệm vụ chủ yếu của thực tập sinh ở vị trí giao dịch viên ngân hàng sẽ bao gồm chào đón khách, giúp đỡ khách hàng thực hiện các giao dịch liên quan đến tài chính, hỗ trợ làm thẻ, hồ sơ, giải đáp,tư vấn các thắc mắc của khách hàng…. dưới sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. 2. Nhân viên tín dụng tại ngân hàng Vị trí này được đánh giá là vị trí có nhu cầu tuyển thực tập sinh nhiều nhất hiện nay. Đây cũng là một trong những cơ hội để các sinh viên đang học ngành tài chính ngân hàng có thể lựa chọn để trở thành thực tập sinh ngân hàng và trải nghiệm công việc. Công việc chính của vị trí này là tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng, tìm hiểu thông tin, lắng nghe khách hàng và giới thiệu các sản phẩm tín dụng phù hợp, hỗ trợ hoàn thành hồ sơ và thủ tục vay vốn…. 3. Nhân viên telesales Trong ngân hàng, các vị trí telesales thường đảm nhiệm nhiệm vụ gọi điện chăm sóc, tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng thông qua điện thoại. Đây cũng là một vị trí thực tập sinh mà các bạn sinh viên có thể cân nhắc. Tuy vậy, vị trí này có sự yêu cầu về khả năng kiên nhẫn, bình tĩnh cũng như kỹ năng mềm tốt. Ngoài ra, tại một số ngân hàng, vị trí telesales còn được yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, tư vấn các giải pháp tài chính hợp lý cho khách hàng, thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ, giải pháp tài chính do ngân hàng cung cấp, giới thiệu về các gói cho vay… 4. Nhân viên thanh toán quốc tế Khi thực tập ngân hàng ở vị trí Nhân viên thanh toán quốc tế, sinh viên sẽ được học cách tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các dịch vụ thanh toán quốc tế, ngoại tệ, giải quyết những khiếu nại và trả lời câu hỏi của khách hàng về dịch vụ, giải quyết vấn đề phát sinh trong quy trình thanh toán quốc tế, chuyển và nhận tiền từ nước ngoài…Trong điều kiện giao thương quốc tế phát triển như hiện nay thì bộ phận thanh toán quốc tế ở ngân hàng cũng vì thế mà ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Ngoài những vị trí trên, sinh viên ngành Tài chính ngân hàng cũng có thể thực tập ở nhiều vị trí khác tại ngân hàng, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và sắp xếp của từng ngân hàng. Thực tập sinh ngân hàng có lương không? Trên thực tế, thực tập sinh ngân hàng không phải là người lao động chính thức hoặc qua ký kết hợp đồng với ngân hàng. Do đó, theo cơ sở pháp luật thì thực tập sinh thường sẽ không được trả lương cho khoảng thời gian làm việc, thực tập tại ngân hàng. Tuy nhiên, một số đơn vị ngân hàng vẫn trả lương cho thực tập sinh thông qua khác khoản phụ cấp như tiền ăn, tiền gửi xe, phụ cấp khác. Vì vậy, để biết chính xác Sinh viên có được trả lương khi thực tập hay không, hãy liên hệ bộ phận hành chính, nhân sự tại ngân hàng đó. Cần chuẩn bị những gì trước khi trở thành thực tập sinh ngân hàng? Để có kỳ thực tập thành công và suôn sẻ, các bạn thực tập sinh ngân hàng cần chuẩn bị kỹ lưỡng những vấn đề sau: – Trau dồi các kiến thức và kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng mềm • Có kiến thức về thị trường tài chính và nền kinh tế; • Kỹ năng giao tiếp; • Kỹ năng tiếp thị; • Khả năng về ngoại ngữ (chủ yếu là đọc và nói); • Kỹ năng làm việc nhóm; • Kỹ năng tính toán, phân tích tốt; • Kỹ năng máy tính như Excel, PowerPoint, Access…. • Đạo đức nghề nghiệp cao; – Chuẩn bị hồ sơ thực tập: Tùy vào yêu cầu của từng ngân hàng, sinh viên sẽ cần chuẩn bị hồ sơ thực tập bao gồm các loại giấy tờ thực tập (được trường cấp phát), CV xin thực tập, đơn xin thực tập, giấy giới thiệu thực tập của trường,… – Tìm hiểu trước về ngân hàng mà sinh viên sẽ thực tập cũng như vị trí sẽ thực tập. – Phong thái tự tin, ham học hỏi. – Chuẩn bị trang phục đúng phong cách cũng như yêu cầu, quy định của từng ngân hàng. Thông thường là chân váy đen và áo sơ mi trắng đối với nữ, quần tây đen và áo sơ mi trắng đối với nam để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Thực tập tại ngân hàng là khoảng thời gian vô cùng bổ ích và quan trọng, đây là một trong những giai đoạn mà sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng có thể trau dồi, tiếp xúc thực tế với môi trường ngân hàng, được trau dồi tác phong, trình độ chuyên môn một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là dịp để sinh viên có thể định hướng được xem nên làm vị trí nào trong ngân hàng phù hợp với mình. Hãy dành nhiều thời gian, chú tâm, chủ động hơn trong quá trình thực tập tại ngân hàng hơn để học hỏi nhiều hơn! Bài viết mang tính chất tham khảo. Cảm ơn quí bạn đọc đã quan tâm!

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.