Tình Hình Xuất Khẩu Tôm Cuối Năm 2022 Ở Việt Nam Pdf

Tình Hình Xuất Khẩu Tôm Cuối Năm 2022 Ở Việt Nam Pdf

(vasep.com.vn) Kết thúc năm 2023, XK tôm Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022. Con số xuất khẩu giảm phản ánh một năm ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức.

(vasep.com.vn) Kết thúc năm 2023, XK tôm Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022. Con số xuất khẩu giảm phản ánh một năm ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức.

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022

(vasep.com.vn) Năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh ngành tôm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hệ lụy đại dịch Covid, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ…

Email: [email protected]

Điện thoại 024. 37715055 – ext.203

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển đạt 1,61 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển 1,26 tỷ USD, tăng 5,4% và nhập khẩu từ Thụy Điển 353,4 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 28,3 tỷ USD

Năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, do đó chịu tác động mạnh từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sụt giảm tổng cầu, các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gặp nhiều thách thức.

Vượt qua nhiều trở ngại, cả năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 28,3 tỷ USD./.

Ngày 21/7, Bộ NN&PTNT tổ chức "Diễn đàn trực tuyến kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam".

Theo thống kê của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), năm 2022 xuất khẩu tôm đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD.

Đến năm 202, tình hình xuất khẩu giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm, so với cùng kỳ đã giảm đến gần 32%. Trong đó, xuất khẩu tôm sang 5 thị trường chính (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc - Hồng Kông và Hàn Quốc) đồng loạt giảm 2 con số, trong đó giảm mạnh nhất thị trường EU với 48,9%, Mỹ giảm 38,1%, Hàn Quốc 28%, Nhật Bản giảm 29% và Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, phân tích số liệu từng tháng, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTN) nhận định: "Thị trường tôm đang có xu hướng ấm dần lên trong những tháng qua. Dự báo trong các tháng cuối năm 2023, yếu tố lạm phát, lượng hàng tồn kho ở các thị trường có xu hướng giảm và nhu cầu tăng cho các lễ hội cuối năm tăng, sẽ giúp cho xuất khẩu mặt hàng tôm tăng trở lại".

Tại "Diễn đàn trực tuyến kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam", Bộ NN&PTNT đã đưa ra nhận định không những để bắt kịp xu hướng của thị trường mà cần có các hành động để phát triển cho ngành hàng tôm được bền vững hơn.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện cả nước đã có hơn 370 cơ sở chuyên và có kết hợp chế biến tôm đủ điều kiện xuất khẩu tôm với công suất trên 1,7 triệu tấn nguyên liệu/năm.

Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam đang tồn tại nhiều điểm yếu và đối mặt với nhiều thách thức. Trước hết là hạ tầng vùng nuôi hạn chế, quy mô nông hộ nhỏ bé khiến hạ tầng nguồn nước cấp, nước thoát nước chưa đồng bộ, gây khó khăn trong công tác sản xuất và nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh. Chi phí sản xuất tôm còn cao so với các nước đối thủ trên cùng phân khúc thị trường.

Minh họa cụ thể cho việc này, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, với diện tích hơn 140 nghìn ha, Bạc Liêu là một trong số 3 địa phương có diện tích và sản lượng nuôi tôm đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, ông Thiều cũng nhấn mạnh mối lo về môi trường của địa phương: "Nếu như chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà vấn đề về ô nhiễm, và xả thải ra môi trường không được xử lý tốt, thì sẽ trở thành trở ngại rất lớn trong tương lai".

Ông Phạm Văn Thiều nhìn nhận, trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khó lường, môi trường trong nuôi trồng thủy sản được đánh giá là đang xuống cấp nghiêm trọng, ô nhiễm trên diện rộng và trở thành mối đe dọa tiềm ẩn.

Thực tế hiện nay các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu đều đáp ứng các quy định khắt khe của thị trường nhập khẩu về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Mặt hàng tôm đã được chế biến đa dạng về mẫu mã và hình thức đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao (tôm tẩm bột, tôm Nobashi, Sushi, Tempura…), qua đó, áp ứng được cả thị trường khó tính nhất là Nhật Bản.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã tận dụng một số phụ phẩm tôm để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao cấp như chitin, chitosan, glucosamine, astaxanthin... Do vậy, tôm vẫn tiếp tục được coi là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta.

Khâu chế biến đã đáp ứng được tương đối yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, chính vì vậy khâu sản xuất cần được chú trọng hơn.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTN), để ngành tôm phát triển bền vững, đạt được các mục tiêu đã đề ra, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, sản xuất có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, ASC) để nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh sản phẩm tôm trên thị trường thế giới.

Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuối sản xuất theo hướng công nghệ cao để giảm lao động trực tiếp, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Cập nhật và thông tin kịp thời các quy định thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại thúc đẩy xuất khẩu; nắm bắt, tận dụng tối đa các cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng muốn ngành tôm phát triển bền vững, trước tiên, phải thay đổi tư duy, nhận thức của người dân. Chỉ khi người dân đồng tình, ủng hộ và phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học, ngành tôm mới phát triển bền vững và gắn với việc bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương cần nghiên cứu thành lập hiệp hội ngành hàng tôm ở ĐBSCL với sự tham gia của 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp) để có thể hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, cùng nhau phát triển.

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12/2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 63,54 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với 2022 (năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Như vậy, xuất nhập khẩu năm 2023 của Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, do tốc độ giảm kim ngạch của nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu, nên cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 vẫn thặng dư 28 tỷ USD, vượt xa con số 11,2 tỷ USD của năm 2022.Cán cân thương mại cả năm tiếp tục vị thế xuất siêu trong các năm trước, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Kết quả xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023.

Cụ thể, về xuất khẩu, tháng 12/2023 ước đạt 32,91 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,44 tỷ USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,47 tỷ USD, tăng 4,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 13,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11,1%.

Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với quý 3/2023.

Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022. So với thời điểm đầu năm 2023 khi kim ngạch xuất khẩu giảm sâu ở mức hai con số, con số này thể hiện sự hồi phục ngoạn mục, đáng ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp.

Thống kê cho thấy, riêng ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 53,01 tỷ USD (xấp xỉ mức kỷ lục năm 2022), chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng đạt tỷ USD có sự tăng trưởng ấn tượng như: Rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, thức ăn gia súc và nguyên liệu, sắn và các sản phẩm từ sắn… Riêng xuất khẩu gỗ và lâm sản và thủy sản dù tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn khi lần lượt đạt 13,4 tỷ USD và 9,2 tỷ USD nhưng năm nay đều sự suy giảm đáng kể.

Xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim, linh kiện điện tử năm 2023 có sự tăng trưởng ấn tượng khi đạt khoảng 7,3 tỷ USD, tăng hơn 15%.

Một số mặt hàng tỷ USD như sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, giấy và các sản phẩm từ giấy, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc… cũng đạt tăng trưởng dương.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%.

Đóng góp cho sự hồi phục trên phải kể đến 35 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (giảm mặt hàng phân bón), chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%)

Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu năm 2023

Tốc độ tăng /giảm so với năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

Phương tiện vận tải và phụ tùng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 28,15 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 9,01 tỷ USD, chiếm 2,5%.

Từ chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 30,63 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,98 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,65 tỷ USD, tăng 3,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 12,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,1%.

Trong quý 4/2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,3% so với quý 3/2023 Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%.

Trong năm 2023 có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%).

Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu năm 2023.

Tốc độ tăng /giảm so với năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,8%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 20,18 tỷ USD, chiếm 6,2%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,8 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 111,6 tỷ USD.

Trong năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 83 tỷ USD giảm 12,6% so với năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 29,1 tỷ USD, giảm 7,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,6 tỷ USD, tăng 90,3%; nhập siêu từ Trung Quốc 49,9 tỷ USD, giảm 17,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 29,1 tỷ USD, giảm 23,3%; nhập siêu từ ASEAN 8,3 tỷ USD, giảm 37,2%.

Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa tháng 12/2023 ước tính xuất siêu 2,28 tỷ USD. Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 49,74 tỷ USD.

Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 6,5% so với quý trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,4% so với quý trước.

Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 19,59 tỷ USD, tăng 44,9% so với năm 2022, trong đó dịch vụ du lịch đạt 9,2 tỷ USD (chiếm 46,7% tổng kim ngạch), gấp 2,9 lần so với năm trước; dịch vụ vận tải đạt 5,5 tỷ USD (chiếm 28,1%), giảm 1,8%.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cả năm 2023 ước đạt 29,06 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 10,38 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 12,6 tỷ USD (chiếm 43,3% tổng kim ngạch), giảm 0,4%; dịch vụ du lịch đạt 7,8 tỷ USD (chiếm 26,9%), tăng 17,3%.

Như vậy, nhập siêu dịch vụ năm 2023 là 9,47 tỷ USD.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm của Việt Nam đạt khoảng 3,8 tỷ USD, tăng khoảng 2,7% so với năm 2020. Năm 2022, mục tiêu xuất khẩu tôm của Việt Nam phấn đấu đạt 3,9 - 4 tỷ USD.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tập trung quản lý tốt khâu giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, các địa phương, doanh nghiệp và người nuôi tôm cần đẩy mạnh quản lý số, xây dựng mã số vùng nuôi, ao nuôi cũng như thông số để truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp, hiệu quả; phát triển các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao để giảm lao động trực tiếp, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh./.

Tiến Dũng – Thanh Văn/Chuyên mục Vàng trong đất ngày 11.12-TTV

Ước tính theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2022 xuất khẩu chè đạt 12 nghìn tấn, trị giá 21 triệu USD, giảm 4% về lượng, nhưng tăng 0,8% về trị giá so với tháng 7/2022; tăng 16% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 8/2021. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu chè ước đạt 78 nghìn tấn, trị giá 135 triệu USD, giảm 2,2% về lượng, nhưng tăng 1,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2022 ước đạt 1.7810 USD/tấn, tăng 56% so với tháng 8/2021. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, giá chè xuất khẩu bình quân ước đạt 1.727,8 USD/tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tình trạng giãn cách xã hội do dịch bệnh bùng phát vào thời điểm tháng 8/2021 khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nhiều ngành hàng bị gián đoạn, trong đó có mặt hàng chè. Điều này dẫn tới lượng và trị giá xuất khẩu chè trong tháng 8/2021 ở mức thấp. Vì vậy, lượng và trị giá xuất khẩu chè trong tháng 8/2022 tăng rất mạnh so với tháng 8/2021, tuy nhiên vẫn giảm nhẹ về lượng, nhưng tăng về trị giá so với tháng 7/2022 do giá tăng.

Trước đó, xuất khẩu chè trong tháng 7/2022 đạt 12,5 nghìn tấn, trị giá 21,2 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 2,1% về trị giá so với tháng 7/2021. Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 7/2022 đạt 1.695,4 USD/tấn, giảm 6,1% so với tháng 7/2021. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu chè đạt 66,2 nghìn tấn, trị giá 113,7 triệu USD, giảm 4,9% về lượng và giảm 1,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.718,1 USD/tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong cơ cấu chủng loại chè xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2022, chè xanh và chè đen là 2 chủng loại xuất khẩu chính, với lượng chiếm 89% tổng lượng chè xuất khẩu. Trong khi chè xanh xuất khẩu ghi nhận tốc độ tăng trưởng cả về lượng và trị giá, thì chủng loại chè đen xuất khẩu giảm mạnh, đạt 28 nghìn tấn, trị giá 41,2 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và giảm 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, chủng loại chè ô long xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2022 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng chè xuất khẩu, nhưng lượng và trị giá tăng rất mạnh, đạt 338 tấn, trị giá 1 1 triệu USD, tăng 69,7% về lượng và tăng 162,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chè ô long xuất khẩu bình quân đạt 3.016,4 USD/tấn, tăng 54,9% so với cùng kỳ năm 2021. Chè ô long xuất khẩu tới thị trường Đài Loan và Trung Quốc, với lượng chiếm 97% tổng lượng chè ô long xuất khẩu.

Pakistan là thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2022, chè xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh cả về lượng và trị giá, đạt 26,2 nghìn tấn, trị giá 49,6 triệu USD, tăng 21,9% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Iraq và Ấn Độ giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm 2022. Chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan đạt 8,7 nghìn tấn, trị giá 14,8 triệu USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Chè xuất khẩu tới thị trường Nga đạt 5,2 nghìn tấn, trị giá 9 triệu USD, giảm 30,9% về lượng và giảm 25,3% về trị giá; tới Trung Quốc đạt 3,4 nghìn tấn, trị giá 6,9 triệu USD, giảm 47,5% về lượng và giảm 31,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, xuất khẩu chè tới thị trường Hoa Kỳ, Malaysia và Ả rập Xê –út tăng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm năm 2022. Tốc độ tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu chè sang các thị trường này cho thấy chè của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu khó tính của người tiêu dùng. Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam rất lớn, khi các thị trường này đều là thị trường nhập khẩu chè lớn trên toàn cầu.

Theo nguồn worldstopexports.com, trong năm 2021 Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu chè lớn thứ 2 thế giới sau Pakistan, đạt 531,8 triệu USD, chiếm 8,1% tổng trị giá nhập khẩu toàn thế giới; Ả rập Xê-út là thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 trên thế giới, đạt 188,9 triệu USD, chiếm 2,9% tổng trị giá nhập khẩu toàn thế giới.