Những Tiến Sĩ Trẻ Tuổi Nhất Việt Nam

Những Tiến Sĩ Trẻ Tuổi Nhất Việt Nam

Nguyễn Kiều Liên tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) loại giỏi, giành học bổng Bill Gates tại Cambridge và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đó, trở thành nữ tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Kiều Liên tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) loại giỏi, giành học bổng Bill Gates tại Cambridge và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đó, trở thành nữ tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam hiện nay.

Cơ hội cho những người học đại học Bulacan, Tarlac...?

Một cán bộ từng làm việc tại Bộ GD-ĐT cho biết với quy định mới trong dự thảo, bằng cấp theo hình thức đào tạo từ xa trước không được công nhận thì nay lại được công nhận. Như vậy, nếu dự thảo được thông qua, các trường hợp học đại học Bulacan, Tarlac (Philippines) và nhiều chương trình thạc sĩ, tiến sĩ trực tuyến hoàn toàn của đại học Pháp, Thụy Sĩ, Mỹ mà báo Tuổi Trẻ đã phản ánh (không được công nhận) nay sẽ được công nhận.

Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam kiêm Giáo sư trường ĐH hàng đầu nước Mỹ

Hôm qua (18/4), Viện Đại học Johns Hopkins (bang Maryland, Hoa Kỳ) đã chính thức bổ nhiệm Trần Xuân Bách - người được biết đến là phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam vào vị trí Giáo sư trợ giảng của trường tại khoa Y tế, Hành vi và Xã hội, thuộc trường Y tế công cộng Bloomberg. Viện Đại học Johns Hopkins (Mỹ) là đại học hàng đầu thế giới về y tế công cộng, top 12 trường tốt nhất do Times Higher Education bình chọn.

Giáo sư Trần Xuân Bách (Ảnh: FBNV)

Anh Trần Xuân Bách, sinh năm 1984, từng là giảng viên Đại học Y Hà Nội. Năm 2009, Trần Xuân Bách học tiến sĩ tại Đại học Alberta (Canada), chuyên ngành Kinh tế Y tế và Chính sách Y tế. Với số điểm trung bình 4.0/4.0, nghiên cứu sinh người Việt Nam mang về tấm bằng loại ưu, giành giải thưởng cho báo cáo nghiên cứu tiến sĩ xuất sắc nhất tại Hội nghị Khoa học Y tế công cộng INSIGHT, Đại học Alberta. Sau đó, anh tiếp tục học sau tiến sĩ tại đại học hàng đầu thế giới về Y tế công cộng - Johns Hopkins (Mỹ).

Không chỉ có thành tích khiến người người ngưỡng mộ, vẻ ngoài của Giáo sư Xuân Bách cũng là điểm làm rung động con tim của vô vàn các thiếu nữ. Sự lịch lãm, phong trần và điển trai khiến anh được ví von không khác gì phiên bản đời thực của giáo sư Dương Lam Hàng trong truyền thuyết.

Tiến sĩ tâm lý học điển trai dành cả tuổi thanh xuân cho giới trẻ

Thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu là tiến sĩ tâm lý học và giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Thầy Hiếu nổi lên như một hiện tượng trong cộng đồng mạng và sinh viên nói chung nhờ vẻ điển trai, nụ cười "chết người" cùng cách giảng bài hóm hỉnh, dễ hiểu.

Không chỉ vững về chuyên môn, nghiệp vụ (hiện đang là Tiến sĩ tâm lý học tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, từng đạt giải 3 Nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục – Đào tạo năm 2002, bằng khen của Thành Đoàn TP.HCM, TW Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Đoàn Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM...), thầy giáo Khắc Hiếu còn được nhiều người biết tới qua những video clip gỡ rối tâm lý cho thiếu niên tuổi mới lớn với những kiến thức không hề sáo rỗng mà có thể áp dụng vào thực tế.

Cụ thể, thầy Hiếu đang rất quan tâm đến việc làm sao để giới trẻ có nhiều ý tưởng hơn dành cho cộng đồng, có kỹ năng hiện thực hoá ý tưởng để tạo nên những điều tốt đẹp cho cộng đồng. Thầy từng gây được tiếng vang lớn với bộ ảnh 'Đồng tính - 10 điều muốn nói' khiến không ít người phải thay đổi suy nghĩ.

Lễ tốt nghiệp thạc sĩ của Trường ĐH UBIS (University of Business Innovation and Sustainability, Thụy Sĩ) tại Việt Nam. Chương trình này dạy học hoàn toàn trực tuyến và chưa được Bộ GD-ĐT công nhận văn bằng - Ảnh: UBIS

Vô số bằng tiến sĩ loại hình này có thể sẽ được công nhận tại Việt Nam khi quy định về công nhận văn bằng có sự thay đổi. Hiện tại dự thảo quy định này đang được lấy ý kiến.

Mới đây, ông Lê Minh Thành, trưởng khoa du lịch Trường ĐH Văn Lang, bị phản ánh sử dụng bằng tiến sĩ của SMC (Thụy Sĩ) chưa được công nhận tại Việt Nam. Bằng cấp chưa được công nhận nhưng ông này đã giữ vị trí trưởng khoa bốn năm qua.

Được biết ông Thành được SMC của Thụy Sỹ cấp bằng tiến sĩ quản trị học năm 2017. Ông Thành học tiến sĩ theo hình thức kết hợp cả trực tuyến và trực tiếp. Học trực tiếp thì tại Hoa Kỳ, một trong hai địa điểm đào tạo của SMC (Hoa Kỳ và Thụy Sỹ).

Đây không phải là trường hợp cá biệt. Rất nhiều người đã và đang theo học các chương trình thạc sĩ trực tuyến hoàn toàn hoặc tiến sĩ trực tuyến kết hợp trực tiếp của các trường đại học Pháp, Thụy Sĩ, Mỹ, Philippines... Những bằng tiến sĩ này không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy định.

Trước đây nhiều năm, các trường đại học trong nước liên kết với một số đại học Philippines tổ chức các lớp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ do đại học Philippines cấp bằng. Phần lớn thời gian học viên tự học, mỗi tháng một vài ngày sang Hong Kong, Thái Lan hay Malaysia học trực tiếp. Nhiều người nộp hồ sơ công nhận văn bằng nhưng bộ không công nhận do đây là hình thức đào tạo từ xa, không đáp ứng được các điều kiện công nhận văn bằng lúc bấy giờ.

Hiện nay, rất nhiều chương trình tiến sĩ, thạc sĩ do các đơn vị trong nước phối hợp với các đại học Pháp, Mỹ thực hiện theo hình thức đào tạo trực tuyến hoàn toàn. Trả lời Tuổi Trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định các chương trình này chưa được cấp phép tại Việt Nam nên bằng sẽ không được công nhận.

Tuy nhiên, theo dự thảo thông tư quy định về công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam (gọi tắt là dự thảo), vô số bằng tiến sĩ hình thức du học ngắn ngày này nhiều khả năng sẽ được công nhận.

Điểm đáng chú ý là quy định công nhận văn bằng của các hình thức đào tạo trực tuyến hoàn toàn bị bãi bỏ trong dự thảo quy định mới. Văn bằng sẽ được công nhận khi chương trình được kiểm định bởi cơ quan có thẩm quyền của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính, hoặc được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính.

Tại hội thảo về các văn bản quản lý văn bằng, chứng chỉ và công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đầu tháng 8 tại TP.HCM, đại diện nhiều trường đại học đồng ý quan điểm công nhận văn bằng không phân biệt loại hình đào tạo, liên kết đào tạo...

Nếu như trước đây các quy định liên quan đến công nhận văn bằng đào tạo trực tuyến, từ xa yêu cầu minh chứng khá nghiêm ngặt thì dự thảo mới không còn các quy định này.

Điều này khiến nhiều người lo ngại chất lượng thực tế của bằng tiến sĩ. Ông Nguyễn Tiến Dũng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội - cho rằng cần có yêu cầu minh chứng hình thức đào tạo để đảm bảo người có tên trên văn bằng học thật, thi thật.

Tương tự, chuyên viên hợp tác quốc tế một trường đại học tại Hà Nội lo lắng nếu mở công nhận bằng cấp cho các loại hình từ xa, trực tuyến mà thiếu các minh chứng bắt buộc như dự thảo sẽ dẫn đến nhiều rủi ro khi nạn mua bán bằng cấp càng nở rộ.

Bà này cho rằng tồn tại nhiều văn bằng không được công nhận do hình thức đào tạo theo thông báo tuyển sinh và hình thức đào tạo thực tế không đồng nhất. Người học chỉ xuất cảnh (hộ chiếu là minh chứng cho thời gian lưu trú ở nước ngoài) một thời gian rất ngắn.

"Trước đây, bộ đã không công nhận nhiều văn bằng học từ xa/trực tuyến do không được kiểm soát về mặt chất lượng. Nếu mở công nhận bằng cấp theo hình thức từ xa như dự thảo thì sẽ rủi ro cao về vấn nạn mua bán bằng cấp của nước ngoài. Hiện nhiều công ty, tổ chức, cá nhân môi giới việc học trực tuyến để nhận bằng nước ngoài (bằng được công nhận nhưng học giả, tiêu cực)" - bà nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, bà cũng đề xuất minh bạch hóa việc công nhận văn bằng để xã hội giám sát. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hệ thống tra cứu văn bằng, tham gia mạng lưới công nhận văn bằng ở khu vực. Chỉ có minh bạch mới đúng theo thông lệ quốc tế.

Những bằng tiến sĩ đào tạo từ xa trước đây không được công nhận, tới đây sẽ thay đổi khi dự thảo quy định mới được thông qua - Ảnh: M.G.

Trả lời Tuổi Trẻ những vấn đề công nhận văn bằng theo dự thảo, Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới không phân biệt loại hình đào tạo từ xa hay trực tiếp mà căn cứ vào giá trị văn bằng.

Luật Giáo dục đại học của Việt Nam không phân biệt giá trị văn bằng qua các hình thức đào tạo, điều quan trọng là người học phải đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo theo quy định.

Một số trường hợp cụ thể như báo Tuổi Trẻ nêu như Bulacan, Tarlac (Philippines), UBIS (Thụy Sĩ, Mỹ)… nếu chương trình đào tạo, cơ sở giáo dục không đáp ứng được các điều kiện nêu trong dự thảo và văn bằng không được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận thì cũng sẽ không được công nhận tại Việt Nam.