Nhiều bạn trẻ đứng trước ngưỡng cửa đại học lo lắng vì không biết lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai ra sao. Yêu thích ngành cơ khí nhưng các em chưa biết rõ về cơ hội nghề nghiệp, ra trường có thể ứng tuyển những công việc gì? Chuyên gia nhân sự bật mí cho giới trẻ các ngành nghề có thể làm sau khi học cơ khí bao gồm kỹ sư gia công cơ khí, kỹ sư chế tạo máy, giảng viên,…
Nhiều bạn trẻ đứng trước ngưỡng cửa đại học lo lắng vì không biết lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai ra sao. Yêu thích ngành cơ khí nhưng các em chưa biết rõ về cơ hội nghề nghiệp, ra trường có thể ứng tuyển những công việc gì? Chuyên gia nhân sự bật mí cho giới trẻ các ngành nghề có thể làm sau khi học cơ khí bao gồm kỹ sư gia công cơ khí, kỹ sư chế tạo máy, giảng viên,…
Là ngành học giúp sinh viên áp dụng các khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và các hệ thống động lực trong máy móc đặc biệt là đối với hệ thống động lực ô tô và các thiết bị động lực khác.
Là ngành học kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, hệ thống điện điều khiển tự động và truyền thông máy tính để có thể tạo ra một hệ thống, một hệ sinh thái đa chức năng… Thuộc dạng ngành học mới, khó và kiến thức khá là rộng đòi hỏi sinh viên cần phải trau dồi kiến thức một cách thật khái quát hóa từ đó có thể áp dụng được vào trong một mô hình hệ sinh thái nhất định.
Là ngành học có thiên hướng thuần cơ khí là nhiều, do vậy cần đòi hỏi sự đam mê của người học về nghề cơ khí nói chung và ngành vật liệu nói riêng. Là ngành học đòi hỏi sinh viên phải có nền tảng về toán, lý, hóa vững chắc để có thể hiểu hết các kết cấu và xây dựng các mô hình nguyên lý liên quan.
Là ngành học khá là đặc thù về nghề, sinh viên sẽ được tập trung học về công nghệ gia công trong cơ khí dùng để ghép nối cố định các chi tiết cơ khí ở mọi kích thước, từ những chi tiết nhỏ cho đến các chi tiết lớn. Sinh viên sẽ được bổ trợ các kiến thức về vật liệu cơ khí, nguyên lý – chi tiết máy, điện kỹ thuật, công nghệ kim loại , công nghệ hàn, thiết bị hàn, kiểm tra chất lượng hàn… và nhiều các môn bổ trợ nữa
Các sản phẩm thiết yếu hằng ngày trong cuộc sống, từ những vật liệu đơn giản rẻ tiền (thìa, muỗng, xoong, chảo…) cho đến các thiết bị (tivi, tủ lạnh, máy giặt…) và các loại xe cộ đi lại đều là những thành quả sản phẩm của ngành cơ khí nói riêng và kỹ thuật nói chung.
Hình ảnh các sản phẩm gia dụng hằng ngày ngành cơ khí chế tạo
Các sản phẩm dùng một thời gian sẽ dẫn đến hỏng hóc, đối với một người học ngành cơ khí chúng ta phải biết nắm rõ được công nghệ của trang thiết bị, cách thức sử dụng và đưa ra được phương pháp sửa chữa.
Các kiến thức lý thuyết trên trường đôi khi khá khô khan, nhưng sau khi được áp dụng vào thực tế chúng ta sẽ thấy thích thú hơn đối với ngành cơ khí này.
Ngoài các kiến thức về chuyên ngành, sinh viên học ngành cơ khí sẽ còn được trau dồi các kiến thức về mảng máy tính, điện, điều khiển… đồng thời sinh viên sẽ được học về các môn tâm lý học, kinh tế và tiếp xúc với các môi trường làm việc công xưởng.
Không những được trau dồi tay nghề cứng, ngành cơ khí sẽ còn mở ra nhiều cơ hội về kinh doanh cũng như quản lý các cấp độ sản xuất khác nhau. Để đạt được mục tiêu như vậy, người học cần phải có một thái độ chuyên nghiệp và nỗ lực hết mình.
Trong một thị trường việc làm sau tốt nghiệp vốn nổi tiếng là khó khăn và tỉ lệ thất nghiệp cao như tại Việt Nam và một số quốc gia hiện nay, nếu như có tay nghề vững và sự tự tin vào nghề sẽ là một lợi thế lớn để có được một việc làm ổn định.
Một trong các ngành kỹ thuật dễ xin việc nhất là kỹ sư xây dựng và đặc biệt là các kỹ sư cơ khí, bởi chúng ta sẽ áp dụng các định luật toán học và vật lý cơ bản để tạo và chế tạo các thiết bị cơ khí chúng ta sử dụng hàng ngày. Mà nhu cầu về các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng là không bao giờ bị hạn chế.
Tại Việt Nam, mức lương cho ngành cơ khí không thực sự hấp dẫn nếu so sánh với một số quốc gia tiên phong khác, do vậy nhiều người lựa chon xuất khẩu lao động với việc làm cơ khí và làm việc tại những quốc gia này như Nhật, Hàn Quốc… để mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Cơ khí là ngành mà người học sẽ phải biết cách áp dụng các công thức về vật lý, toán học, các nguyên tắc về kỹ thuật kết hợp với các kinh nghiệm thực tế mà người đi trước hướng dẫn để thiết kế trên bản vẽ phần mềm hỗ trợ, mô phỏng máy, phân tích đưa ra công nghệ gia công sản phẩm từ đó đưa vào quy trình sản xuất, lắp ráp và cuối cùng là bảo trì hệ thống máy móc thiết bị cơ khí.
Hình ảnh động cơ dùng pin lithium-ion trong hệ thống xe điện
Nếu bạn yêu thích các dòng cơ khí, tìm hiểu nguyên lý hoạt động: Máy tiện vạn năng, Máy phay vạn năng , Máy mài
Để nắm rõ được bản chất của từng nguyên lý, các công thức thực nghiệm chúng ta sẽ phải hiểu được cốt lõi ngành gồm các mảng như: cơ học, động lực học, nhiệt động học, lý thuyết đàn hồi, lý thuyết bền,… Đồng thời sẽ phải kết hợp các công cụ hỗ trợ thiết kế, gia công, mô phỏng (Autocad, Solidworks, NX, Mastercam, Abaqus….)
Để lựa chọn một ngôi trường tốt theo học suốt mấy năm, chúng ta cần phải cân nhắc kỹ giữa các yếu tố: điểm đầu vào, chi phí học, môi trường học, việc làm sau khi học… Hiện nay, các môn học được lựa chọn để làm môn thi đầu vào cho các trường kỹ thuật là các môn tự nhiên: Khối A – Toán, Lý Hóa và Khối A1- Toán, Lý, Anh
Hình ảnh thí sinh đang chuẩn bị cho buổi thi tốt nghiệp. Nguồn- Dântrí
Trước tiên, khi bước vào năm nhất hầu hết tất cả các sinh viên đều sẽ được học và đào tạo các môn đại cương hay được các bạn gọi đùa là “đại cương môn phái”.
Ở đây, các môn sẽ được giảng dạy bao gồm:
Các môn đại cương sẽ là nền móng cho các môn cơ sở sau này, các định lý định luật của các môn cơ sở ngành sẽ được lấy dữ liệu từ các môn đại cương mà năm nhất đã được học.
Là môn học cầu nối giúp sinh viên bắt đầu tiếp cận đến các kiến thức về ngành mình học. Ở những môn học này, lý thuyết và công thức sẽ chiếm khá nhiều. Các công thức sẽ được xây dựng từ các môn học đại cương năm nhất, chúng sẽ được áp dụng thực tế vào ngành cơ khí.
Hình ảnh chi tiết được phân tích lực tác động qua phần mềm Solidworks
Đa số sinh viên đều sẽ trượt nhiều ở những năm học và môn học này, kiến thức của chúng khá là rộng và nhiều công thức phải nhớ. Khi áp dụng vào một ngành thực tế, các khái niệm khá là mơ hồ và khiến cho nhiều em sinh viên chán nản và không chú trọng vào chúng.
Sau khi đã nắm vững được các lý thuyết từ các môn cơ sở ngành. Đây là lúc mà các em sinh viên sẽ được học những kiến thức thực tiễn nhất, có tính ứng dụng cao nhất sau khi ra trường và tìm việc làm.
Các môn này sẽ được các thầy cô cùng bộ môn giảng dạy, là những giáo sư tiến sỹ đi đầu về nghiên cứu khoa học và là những thầy cô anh chị khóa trước của mình, sau khi đi làm đề tài ở nước ngoài sẽ quay về Việt Nam và trực tiếp giảng dạy.
Để tổng hợp lại tất cả kiến thức đã học qua các năm, thường thì đan xen giữa các môn học sẽ có những bài đồ án, bài tập lớn giúp sinh viên có thể củng cố và kết hợp các kiến thức ở các mảng khác nhau tạo thành một đồ án lớn nhất định.
Khi đó, sinh viên sẽ được các thầy cô bộ môn giao đề tài, đầu vào sẽ được cung cấp. Đầu ra sinh viên sẽ xử lý và tính toán, hằng tuần sinh viên sẽ lên gặp thầy cô hướng dẫn để trao đổi tiến độ công việc.
Hình ảnh sinh viên làm lễ bảo vệ tốt nghiệp
Và cuối cùng, để tổng kết lại các kiến thức trong suốt năm học. Sinh viên sẽ được làm một đồ án được gọi là đồ án tốt nghiệp, ở đây các kiến thức sẽ được trải dài từ năm nhất đến năm cuối. Sinh viên sẽ làm theo một nhóm 2-4 người, mỗi người sẽ phụ trách một mảng nhất định trong đề tài đồ án. Sau khi hoàn thành xong đồ án và được người hướng dẫn cho bảo vệ, một hội đồng chấm đồ án sẽ được lập ra và nhóm sinh viên sẽ thuyết trình đồ án của mình.