Là một biên phiên dịch viên, khả năng sử dụng ngôn ngữ là kỹ năng cơ bản mà bạn cần phải thuần thục. Do đó, khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch, hãy trau chuốt ngôn từ sao cho hoa mỹ nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo sự súc tích trong nội dung. Bạn cũng có thể viết mục tiêu nghề nghiệp cũng như CV bằng ngôn ngữ thế mạnh. Tuy nhiên, nếu chọn trình bày bằng ngôn ngữ khác, hãy sử dụng loại ngoại ngữ này cho cả CV, đừng để tình trạng đoạn này dùng tiếng việt nhưng đoạn sau lại dùng ngoại ngữ, tạo ra sự khập khiễng, không ăn khớp trong hồ sơ xin việc.
Là một biên phiên dịch viên, khả năng sử dụng ngôn ngữ là kỹ năng cơ bản mà bạn cần phải thuần thục. Do đó, khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch, hãy trau chuốt ngôn từ sao cho hoa mỹ nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo sự súc tích trong nội dung. Bạn cũng có thể viết mục tiêu nghề nghiệp cũng như CV bằng ngôn ngữ thế mạnh. Tuy nhiên, nếu chọn trình bày bằng ngôn ngữ khác, hãy sử dụng loại ngoại ngữ này cho cả CV, đừng để tình trạng đoạn này dùng tiếng việt nhưng đoạn sau lại dùng ngoại ngữ, tạo ra sự khập khiễng, không ăn khớp trong hồ sơ xin việc.
Khác với các khối ngành khác, biên phiên dịch yêu cầu ứng viên rất khắt khe về trình độ học vấn cũng như bằng cấp. Chỉ cần có sự chênh lệch nhỏ trong xếp loại bằng cũng có thể khiến thí sinh dễ dàng đánh mất cái gật đầu của nhà tuyển dụng. Biên phiên dịch là nghề làm việc trực tiếp cùng ngôn ngữ và văn hóa bản địa, yêu cầu sinh viên sở hữu nền tảng kiến thức chuyên sâu được lĩnh hội từ quá trình học tập và trải nghiệm. Đương nhiên, nếu xuất phát điểm của ứng viên chỉ là một tay mơ, không có bằng cấp về ngôn ngữ, khả năng cao ứng viên khó có thể được đảm đương vị trí này.
Do đó, mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch cần khéo léo thể hiện cả những điều này, giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ngành mà bạn đã theo học, xếp hạng và đánh giá của giảng viên, từ đó ý thức được sự cố gắng của bạn khi trau dồi tri thức ngôn ngữ cũng như những thành tựu nổi bật có liên quan trong quá trình bạn học tập tại trường.
Đã là mục tiêu nghề nghiệp thì đều cần xác định rõ định hướng của bản thân trong chặng đường công danh sắp tới. Đối với phần này, các ứng viên nên cá nhân hóa thông tin càng nhiều càng tốt, định hướng mà bạn trình bày nên được xuất phát từ mong muốn của bản thân, không nên sao chép y hệt mục tiêu của một người khác bởi điều này không hề gắn liền với kinh nghiệm và vốn sống của bạn.
Hãy tự hỏi chính mình về mục tiêu của bản thân, vai trò mà bạn muốn làm, vị trí mà bạn muốn hướng tới khi tiếp tục theo đuổi con đường sự nghiệp này trong tương lai. Hơn nữa, đặt ra mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân mình cũng giúp bạn có thể phát triển tốt hơn, có ý thức cầu tiến, phấn đấu để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch cũng cần phải phù hợp, rành mạch và dễ hình dung. Khi trình bày, bạn cần phân chia rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Không nên để chung vào một đoạn, dẫn đến tình trạng nhập nhằng, không rõ ý hoặc lan man, sáo rỗng.
Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch cũng cần phải phù hợp với tầm nhìn của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều xác định cho họ một lộ trình phát triển riêng được thể hiện rõ qua tầm nhìn doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu kỹ tầm nhìn của doanh nghiệp và khéo léo điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp sao cho phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Nhờ điều đó, người tuyển dụng sẽ có cơ sở để đánh giá khả năng gắn bó lâu dài của bạn.
Đối với vị trí nhân viên biên phiên dịch nói riêng và tất thảy các ngành nghề khác nói chung, mục tiêu nghề nghiệp là một phần vô cùng quan trọng. Mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch giúp ứng viên thể hiện trước hết là mục tiêu, sau đó là tham vọng của bản thân trong lộ trình phát triển sự nghiệp. Đó là những mục tiêu gắn liền với công việc biên phiên dịch, những vị trí, vai trò mà người phiên dịch viên đặt ra cho bản thân để tiếp tục phát triển trên lộ trình thăng tiến sự nghiệp.
Đặt trong bối cảnh hiện tại, các nhà tuyển dụng ngày càng chú ý nhiều hơn tới phần mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch bởi công việc này có một nguồn cung nhân lực quá lớn mà nguồn cầu lại nhỏ giọt. Nhiều cây đại thụ nổi tiếng trong làng biên phiên dịch vẫn được tin tưởng bởi kỹ năng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ khiến cho các sinh viên mới ra trường gần như không có cơ hội thể hiện bản thân.
Đây cũng chính là lý do mà các ứng viên biên phiên dịch cần khai thác tốt phần mục tiêu nghề nghiệp. Bởi phần này không chỉ góp phần thể hiện điểm mạnh, tham vọng, tầm nhìn và tinh thần cầu tiến của ứng viên, mục tiêu nghề nghiệp còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp cũng như khả năng gắn bó của nhân viên và lợi ích mà nhân viên mang tới cho doanh nghiệp. Do đó, phần mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch được khai thác hiệu quả sẽ nói lên rất nhiều về con người ứng viên và tạo nên hào quang, sức hút riêng cho người ứng tuyển giữa hàng trăm hồ sơ khác.
Ví dụ 1: Là một Cử nhân ngành ngôn ngữ Anh, chuyên ngành biên phiên dịch mới ra trường, tôi muốn tiếp tục được trau dồi và rèn luyện khả năng ngôn ngữ bao gồm kỹ năng dịch nói, dịch văn bản của mình trong môi trường dịch thuật chuyên nghiệp. Thành thạo Wordfast, định hướng gắn bó lâu dài cùng công ty và thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm dịch thuật tài liệu chuyên ngành trong vòng 5 năm tới.
Ví dụ 2: Sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Pháp C1 cùng 4 năm làm việc tại vị trí biên, phiên dịch viên tại văn phòng dịch thuật và công chứng Hà Thanh, tôi có đủ khả năng để đảm nhận công việc biên phiên dịch tài liệu chuyên ngành ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế, y khoa. Với vốn từ đa dạng cùng trường từ vựng rộng mở, tôi tin rằng mình có đủ khả năng dịch tài liệu theo chuyên môn chuẩn, định hướng thăng tiến lên trưởng bộ phận dịch thuật của công ty.
Tham gia hỗ trợ tại các sự kiện ngoại giao, tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với phòng dịch cabin và đối mặt với những tình huống dịch nói trực tiếp. Trong tương lai, tôi có định hướng phát triển sự nghiệp theo hướng biên phiên dịch sự kiện tại Bộ Ngoại giao.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của tuyendung3s.com về cách soạn thảo và trình bày mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch hiệu quả, cuốn hút. Chúc các phiên dịch viên tương lai có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ nhất, lôi cuốn nhất và ứng tuyển thành công vào vị trí mơ ước.
Việt Nam đã và đang tham gia một cách tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế. Vì thế, tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng và không thể thiếu trong thời buổi hiện nay. Không dừng lại ở việc học các kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội con người ở các quốc gia có sử dụng tiếng Anh. Đây cũng chính là những kiến thức mà chuyên ngành Chuyên ngành Ngôn ngữ - văn hóa - biên dịch UEF trang bị cho sinh viên.
Chuyên ngành Ngôn ngữ - văn hóa - biên dịch học gì?
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện nay, biết sử dụng tiếng Anh trở thành lợi thế rất lớn cho người học. Tuy nhiên, để thấu hiểu và làm chủ ngôn ngữ này một cách thành thạo là một điều không đơn giản. Tại UEF, chương trình học chuyên ngành Ngôn ngữ - văn hóa – biên dịch thuộc ngành Ngôn ngữ Anh được xây dựng phù hợp, nhằm trang bị các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và văn học, đất nước – con người không chỉ của quốc gia sản sinh ra tiếng Anh mà của cả các quốc gia nói Tiếng Anh.
Chuyên ngành Ngôn ngữ - văn hóa - biên dịch sẽ đào tạo chuyên sâu hơn về các kỹ thuật phiên dịch một cách chính xác, nâng cao kỹ năng phân tích, diễn ngôn. Chương trình học khai thác nguồn tài liệu từ đa dạng các nền văn hóa của các nước sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là phương pháp dịch thuật, chọn lọc ngôn ngữ, để tạo nên được những bài dịch trôi chảy, truyền đạt đầy đủ thông điệp.
Ngôn ngữ - văn hóa - biên dịch là chuyên ngành được nhiều sinh viên Ngôn ngữ Anh lựa chọn
Chính vì điều đó, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp nhận những kiến thức chuyên môn như: môn học ngữ âm, ngữ pháp, đọc viết tiếng Anh giao dịch kinh thương, cơ sở văn hóa, ngôn ngữ và xã hội, dịch thuật,... Đặc biệt, sinh viên còn có cơ hội học thêm ngoại ngữ thứ hai trong quá trình đào tạo tại UEF.
Ngoài ra, sinh viên còn được Nhà trường chú trọng việc đào tạo các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, đàm phán, phân tích và giải quyết vấn đề thông qua các buổi seminar tiếng Anh được tổ chức định kỳ. Sinh viên còn thường xuyên trao đổi với giáo viên bản ngữ; cũng như có cơ hội trao đổi ngôn ngữ, văn hóa và kết bạn với sinh quốc tế tại UEF. Ngoài ra sinh viên còn được thực tập tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước,… nhằm đảo đảm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ - văn hóa - biên dịch luôn nhận được sự quan tâm từ các doanh nghiệp. Tốt nghiệp chuyên ngành này, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
• Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí,…
• Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý,... trong các công ty nước ngoài;
• Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn;
• Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học, trung tâm ngoại ngữ
Hy vọng thông tin về chuyên ngành Ngôn ngữ - văn hóa - biên dịch học gì, làm được những công việc gì đã trang bị những kiến thức cần thiết để các bạn tự tin hơn với quyết định chọn ngành của mình. Hãy là người hiểu rõ về ngành và đưa ra lựa chọn ngành nghề đúng đắn các bạn nhé!
Liên hệ để được tư vấn chi tiết về ngành nghề:
Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) 141- 145 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM ĐT: (028) 5422 5555 - Hotline: 094 998 1717 - 091 648 1080 * Website: www.uef.edu.vn Email: [email protected]