Lộ Trình Học Tester Cho Người Mới Bắt Đầu

Lộ Trình Học Tester Cho Người Mới Bắt Đầu

No search term specified. Showing recent items. Search or use up and down arrow keys to select an item.

No search term specified. Showing recent items. Search or use up and down arrow keys to select an item.

Lộ trình học tester cho người mới bắt đầu từ con số 0

Những năm gần đây, khi nhắc đến các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin, người ta không quên nhắc đến Tester. Vậy Tester là gì? Làm Tester là làm công việc gì? Lộ trình nào là phù hợp cho bạn để học tester hiệu quả từ con số 0. Tất cả sẽ được CodeGym Hà Nội hé lộ trong bài viết ngày hôm nay. Theo sau đó là lộ trình học tester cho người mới bắt đầu một cách bài bản nhất!

Tester là người soát lỗi, sai sót cho phần mềm

Đúng như tên gọi, Tester là những người sẽ chịu trách nhiệm về mảng kiểm tra chất lượng phần mềm để tìm ra các lỗi, sai sót có thể ảnh hưởng trong quá trình phần mềm được chạy. Nói một cách đơn giản, vai trò của một người làm Tester là kiểm tra sản phẩm và báo cáo cho bộ phận phát triển dự án về các vấn đề mà sản phẩm cần khắc phục.

Tester gồm nhiều mảng như QA, QC, đặc biệt phải kể đến Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester là người kiểm thử phần mềm thủ công. Người theo Manual Tester phải rất rành rọt về test manual, có đam mê và tư duy tìm lỗi. Ngược lại, Automation Tester lại là người kiểm thử dựa trên các công cụ hỗ trợ tự động. Chính vì có các công cụ hỗ trợ nên kết quả kiểm thử của một Automation Tester được coi là đáng tin cậy hơn, tuy nhiên để đảm nhận vị trí này đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức lập trình.

Phân tích là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu của một Tester

Để kiểm thử phần mềm hiệu quả, một trong những kỹ năng hàng đầu mà một Tester cần trang bị đó chính là kỹ năng phân tích. Bởi lẽ, bạn sẽ gặp rất nhiều những hệ thống phần mềm phức tạp rất khó để kiểm tra. Lúc đó, với kỹ năng phân tích, bạn có khả năng chia nhỏ chúng thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn về từng yếu tố riêng lẻ.

Ở bất kỳ lĩnh vực gì, luôn luôn học hỏi, luôn luôn trau dồi tri thức là việc cần thiết. Tester giỏi là người sẵn sàng chuyển đổi, thu nạp kiến thức ở mọi lúc mọi nơi. Các kỹ năng bạn học ở trên trường lớp chỉ là hạt cát giữa đại dương mênh mông. Có những vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình chạy phần mềm mà bạn chưa từng thấy, chưa từng nghe trước đây. Chính vì vậy các Tester sẽ phải thường xuyên tự phân tích, tìm tòi thông qua các hội nhóm hoặc đồng nghiệp của mình.

Yêu cầu cơ bản đối với Tester là kỹ năng công nghệ

Cũng giống như những chuyên ngành khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Tester cũng đòi hỏi bạn sở hữu kỹ năng công nghệ ở mức cơ bản. Một vài kiến thức bạn có thể trau dồi nếu muốn trở thành một Tester như: kiến thức cơ bản về Database/SQL, kiến thức cơ bản về lệnh Linux, làm việc với các công cụ Test Management, làm việc với các công cụ Defect Tracking, làm việc với các công cụ Automation.

Lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu

Có lộ trình học tester cho người mới bắt đầu rõ ràng

Nghề Tester đang dần chiếm được chỗ đứng trong thị trường việc làm công nghệ thông tin ngày nay bởi những lợi ích mà nó đem lại. Chẳng thế mà tìm hiểu về việc học Tester cho người mới bắt đầu đang là một trong những chủ đề được quan tâm trong giới công nghệ thông tin. Hiểu lẽ đó, ngay sau đây, CodeGym Hà Nội sẽ đưa ra lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu cực kì hiệu quả cho những bạn mới tìm hiểu về ngành này.

Bước 2: Làm quen với các kiến thức về Kiểm thử bảo mật

Tài liệu tham khảo là người bạn của mỗi người trên hành trình tự học

Trong bất cứ lĩnh vực gì, việc tự học luôn được đề cao. Bởi lẽ kiến thức mà giáo viên cung cấp chỉ giúp bạn một phần, còn thành hay bại nằm ở khả năng tự học, tự mày mò, thực hành của mỗi cá nhân. Trên con đường tự học ấy chúng ta rất cần những tài liệu hỗ trợ. Chúng là một trong những trợ thủ đắc lực dù bạn là người mới vào nghề hay đã thành thạo lâu năm. CodeGym Hà Nội sẽ giới thiệu tới bạn tài liệu học Tester cho người mới bắt đầu cực kì hữu ích.

Trên đây, CodeGym Hà Nội đã đưa ra những giới thiệu chung nhất về nghề Tester, đồng thời gợi ý lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu. Mỗi ngành nghề lại có những khó khăn cùng lợi ích riêng, nghề Tester cũng thế. Nó không khó để theo đuổi nhưng để trở thành một Tester thực thụ, một Tester chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải đầu tư cả thời gian và nỗ lực. Mong rằng với những chia sẻ trên, CodeGym Hà Nội có thể giúp con đường tới với nghề Tester của các bạn trở nên bớt khó khăn hơn. Chúc các bạn thành công!

Bạn đang quan tâm: Học tester ở đâu? Top 3 địa điểm học tester uy tín hàng đầu

Người học Tester bắt đầu từ đâu

Học Tester từ đâu có lẽ là điều mà các bạn thắc mắc nhiều nhất. Tương tự với những ngành khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì cái mà một tester không thể thiếu là một nền tảng tốt về máy tính. Đầu tiên nắm vững những kiến thức chung về phần mềm và máy tính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ngoài ra, việc bổ sung những kiến thức chuyên sâu để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc khi đi làm thực tế cũng cực kì cần thiết.

Một vài kiến thức chung bạn cần nắm vững có thể kể đến như

Nếu bạn đi theo hướng Manual hoặc muốn phát triển hơn thì phải học thêm những kiến thức sau:

Nếu bạn muốn theo đuổi hướng Automation thì ngoài những kiến thức trên, bạn cần tìm hiểu  thêm:

Học Tester thực ra không quá khó

Học Tester không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ.

Để quá trình học trở nên dễ dàng hơn yêu cầu bạn phải có sự tìm hiểu về cách mà các sản phẩm được sản xuất cũng như khi nào thì nó có thể không hoạt động được. Mà để đạt được những điều này thì bạn cần biết một chút về lập trình, về quá trình phát triển phần mềm và một vài thứ khác nữa.

Nói chung việc học tester có khó hay không còn phục thuộc nhiều vào sự nỗ lực cũng như khả năng của mỗi người. Việc học có thể dễ dàng với người này, nhưng lại khó với người kia.

Còn một câu hỏi mà các bạn thắc mắc khá nhiều đó là học Tester mất bao lâu. Về phần kiến thức chung, bạn có thể sẽ mất từ 3-6 tháng hoặc hơn thế nữa tùy vào khả năng tiếp thu kiến thức của bạn. Còn phần kiến thức riêng sẽ ngắn hơn, mất khoảng 2-3 tháng. Như vậy, nhìn chung, để học Tester từ con số 0 thì bạn mất trung bình từ 6 tháng đến 1 năm để có thể thành thạo và biến Tester thành nghề “kiếm ăn” của mình.

LỘ TRÌNH HỌC TOEIC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Đối với các bạn sinh viên ở trình độ tiếng Anh sơ cấp thì việc tìm ra hướng đi để ôn luyện TOEIC và đạt chuẩn đầu ra 450 là một nhiêm vụ không hề dễ dàng. Trong bài viết này, các bạn sinh viên sẽ được gợi ý về lộ trình học TOEIC hợp lý cho người mới bắt đầu.

Trước tiên, sinh viên cần làm bài thi TOEIC thử để xác định năng lực tiếng Anh của mình. Sau đó, sinh viên tự vạch địch ra mục tiêu đạt bao nhiêu điểm trong thời gian bao lâu. Ví dụ: trong vòng 2 tháng tăng từ 0-200, 2 tháng tiếp theo tăng từ 200-350, 2 tháng sau cùng là tăng từ 350-450. Như vậy sinh viên cần xác định thời gian và mục tiêu cụ thể để ôn luyện TOEIC một cách hiệu quả.

Ngoài ra, lộ trình luyện TOEIC cho người mới bát đầu có thể chia làm 3 giai đoạn từ dễ đến khó, các em có thể đi qua từng bước sau đây để tích lũy kiến thức của mình:

Bước 1: biết cấu trúc và mức độ khó đề thi

Cấu trúc đề thi TOEIC bao gồm bảy phần thi (phần 1-4: kỹ năng nghe, phần 507: kỹ năng đọc). Mỗi phần thi nghe và đọc đều có 100 câu hỏi, với thời lượng cho bài thi nghe là 45 phút và bài thi đọc là 75 phút. Tổng số điểm tối đa cho mỗi phần thi là 495 điểm, tương ứng với số điểm tối đa hai phần là 990 điểm. Mỗi phần thi đều có chiến thuật làm bài khác nhau, do đó sinh viên cần luyện kỹ từng phần trước khi làm full đề.

Bài thi TOEIC tập trung vào từ vựng dùng trong môi trường sinh hoạt hàng ngày và môi trường làm việc quốc tế; ngữ pháp sử dụng không đánh đố, chỉ cần sinh viên nắm được nền tảng ngữ pháp cơ bản. Do vậy, sinh viên cần chú ý trau dồi từ vựng trong các bối cảnh thường gặp trong bài thi TOEIC (vd: buổi họp mặt nhân viên, bài quảng cáo sản phẩm, email trao đổi giữa khách hàng và doanh nghiệm,…). Còn về mảng ngữ pháp, sinh viên tìm học các cuốn sách ngữ pháp tổng hợp ví dụ như Grammar in use, hay sách dạy ngữ pháp TOEIC cơ bản như Starter, Very Easy, ..v..v.

Bước 2: Chuẩn bị kiến thức nền và làm quen với đề thi

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và cũng là giai đoạn vất vả nhất trong lộ trình học TOEIC. Sinh viên cần phân chia rõ các mảng cần ôn luyện:

Sinh viên cần hiểu rõ được vị trí các thành phần trong câu được sắp xếp như thế nào. Có thể nêu môt vài ví dụ như sau: tính từ bổ nghĩa cho danh từ và đứng trước danh từ, trạng từ bổ nghĩa cho động từ và có thể đứng sau động từ, … Ngoài ra còn nhiều mảng ngữ pháp cơ bản khác cần trau dồi như: trợ động từ, các thì, thể, sự hòa hợp, mệnh đề quan hệ, câu điều kiện,…

Sinh viên nên học từ theo câu ví dụ mẫu để nhớ từ hiệu quả hơn. Đối với mỗi từ mới ít nhất sinh viên cần biết về nghĩa từ, phát âm, từ loại và một ví dụ minh họa. Sinh viên cũng cần nhớ gia đình từ của các từ vựng vì câu hỏi từ loại được xem là phổ biến nhất trong kỳ thi TOEIC.

Với mỗi phần nghe, sinh viên lại phải ôn theo những phương pháp khác nhau. Ví dụ phần 1 tả tranh, sinh viên cần luyện nghe các từ khóa về danh từ, động từ mô tả hình ảnh, hoạt động trong tranh. Phần 2 nghe câu hỏi và câu trả lời, sinh viên cần luyện tập nghe các từ để hỏi trong tiếng Anh như “what, who, when, how,…”, các dạng câu hỏi khác như Yes-No, lời gợi ý, đề nghị… Phần 3 và phần 4 đòi hỏi nhiều kỹ năng nhất. Sinh viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác: đọc đề - phân tích đề - nghe từ khóa và ý quan trọng – đánh đáp án.

Bước 3: Tập trung giải đề để tăng kỹ năng làm bài và tăng điểm số

Sau khi đã trau dồi được kiến thức cần thiết để làm bài thi TOEIC, sinh viên có thể bắt tay vào giải đề thi TOEIC mẫu để học hỏi thêm các từ vựng và ngữ pháp được sử dụng trong bài thi TOEIC. Việc ghi ghép từ vựng và ngữ pháp mà mình đã bắt gặp trong các bộ đề thi mẫu rất quan trọng. Điều này giúp cho sinh viên rút kinh nghiệm từ những cái sai và ghi chú lại, giúp các em tiến bộ được nhanh.

Sinh viên lưu ý trong quá trình làm bài thi thử nên tuân theo thời gian 2 tiếng giống như khi thi thật. Việc tập luyện với thời gian theo chuẩn kỳ thi TOEIC sẽ giúp các em quản lý thời gian tốt hơn khi bắt tay vào làm bài thi TOEIC thật sự.

Các bạn sinh viên có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc theo hotline 083 506 0417 hoặc 085 656 3366 để được các thầy cô tư vấn và giúp đỡ về phương pháp và lộ trình học nhé.