GPA là điểm trung bình đánh giá sinh viên theo hệ thống giáo dục Mỹ. Cụ thể GPA là một chỉ số để đánh giá chất lượng học tập của học sinh hoặc sinh viên, ngoài ra các bạn chuyên săn học bổng để được đi du học tại các nước trên thế giới luôn nhắc đến từ GPA.
GPA là điểm trung bình đánh giá sinh viên theo hệ thống giáo dục Mỹ. Cụ thể GPA là một chỉ số để đánh giá chất lượng học tập của học sinh hoặc sinh viên, ngoài ra các bạn chuyên săn học bổng để được đi du học tại các nước trên thế giới luôn nhắc đến từ GPA.
Trong lĩnh vực giáo dục, có ba thang điểm chính thường được sử dụng để đánh giá kết quả học tập: Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4 Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục chủ yếu sử dụng thang điểm 10 để tính điểm trung bình cho học sinh và sinh viên. Ngược lại, ở Mỹ, điểm GPA (Grade Point Average) được tính trên thang điểm 4. Tại Châu Âu, nhiều quốc gia áp dụng thang điểm 5, trong khi Anh Quốc sử dụng các hệ thống như IGCSE hoặc A-level để đánh giá học sinh.
Mỗi quốc gia có phương pháp tính GPA riêng, phản ánh đặc thù của hệ thống giáo dục của mình. Tuy nhiên, cách tính GPA phổ biến nhất trên thế giới là quy đổi điểm về thang điểm 4 và sử dụng hệ chữ để đánh giá kết quả học tập. Điều này giúp tạo sự đồng nhất và dễ hiểu khi so sánh thành tích học tập giữa các hệ thống giáo dục khác nhau, đồng thời hỗ trợ học sinh, sinh viên trong việc nộp hồ sơ du học hoặc xin học bổng quốc tế.
Có nhiều hệ thống chấm điểm dựa theo thang điểm GPA. Sử dụng các thang điểm khác nhau như: chữ cái, chữ số hay phần trăm. Dưới đây là một số thang điểm GPA được sử dụng phổ biến trên thế giới:
Thang điểm 10 (1 - 10): Việt Nam, Canada, Hà Lan, Colombia.
Thang điểm 4 (1 - 4): Việt Nam, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Thang điểm chữ (A - F): Mỹ, Canada, Úc, Việt Nam, Thái Lan.
Thang điểm 5 (1 - 5): Đức, Áo, Nga.
Tỷ lệ phần trăm (%): Bỉ, Ba Lan, Mỹ.
Ở Việt Nam hiện nay hệ thống giáo dục nước ta chỉ có 3 thang điểm được dùng phổ biến là: thang điểm 10, thang điểm 4, thang điểm chữ.
Chắc chắn nhiều bạn vẫn còn chưa rõ phương thức quy đổi điểm GPA như thế nào. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi GPA dưới đây để tự tính được điểm GPA của mình.
Bảng quy đổi và xếp hạng thang điểm GPA ở Việt Nam:
Ví dụ: Nếu trường bạn đang học sử dụng thang điểm 10. Còn ngôi trường bạn mong muốn theo học lại áp dụng thang điểm 4. Nếu GPA của bạn là 8,5 thì trong hồ sơ du học sẽ chuyển đổi thành 4.0.
Như vậy, để đạt giỏi trong GPA thì bạn phải đạt từ 8,5 - 10 trên thang điểm mười hoặc đạt điểm chữ là A và điểm số là 4.0 theo thang điểm 4.
Tùy theo chính sách của mỗi bậc học, trường học ở Việt Nam đều có cách tính điểm GPA khác nhau. Nhưng kết quả bạn có được, cho dù là số, chữ cái hay tỷ lệ phần trăm, thì đều tương đương với một điểm chất lượng nhất định.
Điểm trung bình môn ở các trường tại Việt Nam bao gồm: điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ và điểm kiểm tra cuối kỳ chia theo tỉ lệ là 1:3:6. Tỉ lệ này dao động phụ thuộc vào từng môn học.
Cách tính điểm GPA ở đại học có thể khác nhau, nhưng được tính theo công thức chung:
(∑Điểm trung bình môn * số tín chỉ) / Tổng số tín chỉ
(Điểm GPA ở đại học thường được làm tròn đến số thập phân thứ 4 theo quy tắc làm tròn số)
Ví dụ: Bạn học 3 học phần: Lập trình (2 tín chỉ), thiết kế web (3 tín chỉ) và Mạng căn bản (3 tín chỉ). Bạn đạt điểm tổng kết những môn học này là:
Lập trình - C (tương ứng 2 theo thang điểm 4)
Thiết kế web - B (tương ứng 3 theo thang điểm 4)
Mạng căn bản - A (tương ứng 4 theo thang điểm 4)
Nhân số điểm tương ứng với số tín chỉ ở mỗi học phần, bạn có 2 x 2 = 4 điểm Lập trình, 3 x 3 = 9 điểm Thiết kế web và 4 x 3 = 12 điểm Mạng cơ bản. Cộng lại bạn có 25 điểm. Với cách tính điểm GPA đại học, ta chia số điểm này cho tổng số tín chỉ của những học phần bạn đã học (2 + 2 + 3 = 7), từ đó có GPA của bạn: 25/7 là 3,57.
Cách tính điểm GPA của bậc trung học khác hẳn so với bậc đại học. Với các bạn đang học cấp 2 hoặc cấp 3 muốn đi du học thì lưu ý cách tính điểm GPA ở dưới đây:
(∑Điểm trung bình mỗi năm) / Số năm học (bậc THCS ở Việt Nam có 4 năm, bậc THPT ở Việt Nam có 3 năm)
(Điểm GPA ở bậc trung học được làm tròn đến số thập phân thứ 1 theo quy tắc làm tròn số)
Ví dụ: Nếu điểm tổng kết trong 3 năm THPT của bạn là 8.0 – 8.3 – 8.8 thì từ công thức ta có: GPA = ( 8.0 + 8.3 + 8.8) / 3 = 8.3. Như vậy GPA của bạn là 8.3 nếu xét theo thang điểm 10.
GPA không trọng số: Điểm trung bình được tính từ 0 - 4.0 theo thang điểm không trọng số.Điều này đồng nghĩa mức độ và tính chất của các khoá học không quan trọng. Điểm trong hồ sơ của bạn vẫn được tính là 4.0. Dù đã học lớp cơ bản hay lớp nâng cao.
GPA có trọng số: Phản ánh khách quan hơn trong quá trình học tập. Sử dụng thang điểm 0 - 5.0 .Điểm trung bình có trọng số có đề cập đến cấp độ ngôi trường mà bạn theo học. Có nghĩa là điểm A ở lớp dễ được tính là 4.0, nhưng điểm A ở lớp khó có thể sẽ là 5.0.
Cũng có một số trường có chấp nhận thang điểm 10 của Việt Nam. Vì vậy, nếu không có yêu cầu chuyển đổi, sinh viên nên giữ nguyên điểm của mình theo hệ 10 của Việt Nam thì có lợi hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc điểm
cũng như chia sẻ cho bạn cách tính và cách quy đổi điểm GPA.
Hiểu rõ “điểm GPA là gì?”, chúng ta đã biết đây không chỉ là một con số, mà là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc nhận học bổng và xin du học tại các quốc gia trên thế giới.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Tại Việt Nam, học sinh và sinh viên thường quen thuộc với các khái niệm như điểm trung bình và điểm tích lũy. Tuy nhiên, trên trường quốc tế, GPA (Grade Point Average) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn. Vậy GPA là gì? GPA khác gì so với điểm trung bình mà chúng ta thường gặp? Cách tính GPA chuẩn xác như thế nào? Và GPA bao nhiêu giúp bạn có thể apply học bổng du học Trung Quốc thành công. Hãy cùng LINCA VIETNAM khám phá tất cả trong bài viết dưới đây.
GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học mà học sinh hoặc sinh viên đạt được sau khi hoàn thành một khóa học, một kỳ học hoặc một chương trình đào tạo. Chỉ số GPA không chỉ đơn thuần phản ánh thành tích học tập cá nhân mà còn là thước đo quan trọng được áp dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam.
Ngoài ra, khi bạn mong muốn du học hoặc xin học bổng, việc cung cấp điểm GPA thường là một trong những yêu cầu tiên quyết mà hầu hết các trường quốc tế đề ra. Mặc dù bạn cần đáp ứng thêm một số yêu cầu cụ thể khác để cạnh tranh với các ứng viên, nhưng một điểm GPA cao sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao cơ hội trúng tuyển và nhận được học bổng du học hấp dẫn hơn.
Việc xét duyệt hồ sơ du học phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của từng trường và khu vực mà bạn muốn theo học. Mỗi trường sẽ có những tiêu chuẩn riêng về điểm GPA, và để đủ điều kiện, bạn thường phải đạt được mức điểm trung bình tối thiểu mà trường đề ra. Phần lớn các trường yêu cầu GPA từ 3.0 hoặc tương đương với mức B trở lên.
Ngoài ra, có những trường đặt ra tiêu chí khắt khe hơn về GPA như: