Fdi Việt Năm 2019

Fdi Việt Năm 2019

Trong ba động lực của tăng trưởng kinh tế gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, FDI đang dẫn dắt hoàn toàn yếu tố cuối cùng. Vào năm 1995, thị phần đóng góp cho xuất khẩu Việt Nam của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài lần lượt là 73% và 27%. Gần 30 năm sau, tỷ lệ này đảo ngược.

Trong ba động lực của tăng trưởng kinh tế gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, FDI đang dẫn dắt hoàn toàn yếu tố cuối cùng. Vào năm 1995, thị phần đóng góp cho xuất khẩu Việt Nam của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài lần lượt là 73% và 27%. Gần 30 năm sau, tỷ lệ này đảo ngược.

Singapore dẫn đầu dòng vốn FDI vào Việt Nam

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính lũy kế đến ngày 30/9/2024, cả nước có 41.314 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 41,31 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 314,5 tỷ USD, bằng gần 64% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 15,64 tỷ USD, chiếm gần 63,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và hơn 920 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Theo đối tác đầu tư, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,2 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,3%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23,9%) và GVMCP (chiếm 25,6%).

Bắc Ninh thu hút vốn FDI mạnh nhất

Theo địa bàn đầu tư, vốn FDI đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ. Tiếp theo là TP Hồ Chí Minh với hơn 1,91 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 15,1% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,81 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội,…

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 41,1%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 70,5%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 14,5%).

Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, 9 tháng đầu năm 2024, cả vốn đầu tư thực hiện và tổng vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tăng so với cùng kỳ, với mức tăng lần lượt là 8,9% và 11,6%. Trong đó, đầu tư mới và điều chỉnh vốn tăng cả về giá trị và quy mô vốn đầu tư mới/tăng thêm.

VOV.VN - Để khơi thông dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, cần khẩn trương chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử bán dẫn; khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ tại một số địa phương; rà soát các thủ tục để đơn giản hóa hơn và rút ngắn thời gian xử lý...

Xuất khẩu năm 2019: Những kết quả khả quan Năm 2019 hoạt động thương mại hàng hóa hai chiều của Việt Nam ước đạt gần 517 tỷ USD, với mức thặng dư 9,9 tỷ USD, được coi là điểm sáng trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm. Trong đó, xuất khẩu của khu vực đầu tư trong nước tiếp tục được cải thiện, đạt tốc độ tăng trưởng 17,7% so với năm 2018 (16,8%) và tăng trưởng cao hơn nhiều so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 4,2%). Trong bối cảnh tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu các quý năm 2019 liên tục giảm hoặc tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng trưởng quý I/2019 là 0,0%, quý II/2019 là -0,2%, quý III/2019 là 0,5% và ước tính năm 2019 đạt tốc độ tăng trưởng 1,2% thì việc giữ được kim ngạch xuất khẩu đạt được mức tăng trưởng khá, liên tục trong các quý I, II, III, IV và cả năm 2019 so với năm 2018 (lần lượt đạt 5,3%; 9,0%; 10,6%, 7,3% và 8,1%) là một nỗ lực đáng ghi nhận từ Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp.

Một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực như: Điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng dệt may, giầy dép, gỗ và các sản phẩm gỗ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá và có mức đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu năm 2019. Về cơ cấu xuất khẩu, có xu hướng thay đổi tích cực trong nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, tỷ trọng kim ngạch tăng 1,1 điểm phần trăm so với năm 2018, từ 37,2% năm 2018 lên 38,3% năm 2019.

Tuy nhiên, góp phần vào mức thặng dư cán cân thương mại năm 2019 lại thuộc về khu vực FDI với 35,9 tỷ USD, trong khi khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập siêu tới 26 tỷ USD. Điều này phần nào phản ánh những hạn chế về năng lực nội sinh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Đến thời điểm hiện tại, EU chưa bỏ thẻ vàng đối với thuỷ sản Việt Nam; cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu hàng hoá nông, thuỷ sản do ngày càng có nhiều nước tham gia cung ứng nông, thuỷ sản trong khi cầu hạn chế. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của hầu hết các mặt hàng này đều giảm so với cùng kỳ năm 2018: Thuỷ sản giảm 2,4%; rau quả giảm 1,1%; cà phê 21,2%; sắn và các sản phẩm của sắn giảm 0,2%. Một số mặt hàng tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch do giá giảm như: Gạo lượng tăng 2,5%, trị giá giảm - 9,9%; hạt tiêu lượng tăng 23,4% và trị giá giảm - 4,9%; hạt điều lượng tăng 21,5%, trị giá giảm -2,6%. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2019 thấp hơn so với năm 2018 đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, song trong cơ cấu nhập khẩu, hàng tiêu dùng đang có xu hướng chiếm tỷ trọng tăng lên. Năm 2018, cơ cấu hàng tiêu dùng chiếm 8,5%, đến năm 2019, con số này là 8,8% và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước là 10,8%.

Thách thức xuất, nhập khẩu năm 2020 Năm 2020 sẽ là năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam. Diễn biến xung đột thương mại, chiến tranh thương mại giữa các cường quốc chưa chấm dứt và sẽ còn tiếp tục có những biểu hiện phức tạp, mở rộng ra nhiều lĩnh vực, cấp độ. Bất ổn tại khu vực và quốc tế tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lan rộng nhiều khía cạnh từ tôn giáo đến vấn đề an ninh, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục tác động đa chiều tới hoạt động thương mại của Việt Nam; trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều khó khăn do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, nhu cầu giảm. Việt Nam là nước được hưởng lợi từ việc chuyển hướng thương mại do Mỹ thực hiện áp thuế quan cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, song Việt Nam lại chưa thể hiện được lợi thế này từ việc nhập khẩu thay thế đối với hàng hóa của Mỹ bị Trung Quốc đánh thuế cao. Xuất khẩu các mặt hàng dệt may, giầy dép sang Mỹ, trước mắt đang tận hưởng được lợi thế, song xét về lâu dài không bền vững, khi Mỹ đang nỗ lực cải thiện tình trạng mất việc làm và cân đối lại cơ cấu nền kinh tế thông qua điều tiết sản xuất, tăng hợp lý tỷ trọng các ngành sản xuất sử dụng lao động, nhằm cải thiện tình hình nhập siêu hàng tiêu dùng và giải quyết tình trạng thất nghiệp trong bối cảnh ứng dụng khoa học công nghiệp 4.0. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ tiếp tục đối diện với những khó khăn thách thức như: Xuất khẩu điện thoại các loại, đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu) đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Ngoài ra, xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ vẫn còn gặp nhiều trở ngại do việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu; EU chưa bỏ thẻ vàng đối với thuỷ sản Việt Nam; cạnh tranh vẫn ngày càng gay gắt trong xuất khẩu hàng hoá nông sản, thuỷ sản; giá các mặt hàng nông, thuỷ sản đang trong xu hướng giảm cũng sẽ tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này. Để ứng xử với những tình huống khó khăn thì kiểm soát chất lượng cũng như truy xuất nguồn gốc, năng lực chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ là vấn đề cần được quan tâm mạnh mẽ. Tuy vậy, xuất khẩu Việt Nam cũng có cơ hội đón nhận những tín hiệu tích cực trong việc mở rộng thị trường. Hiện nay, Việt Nam đã có 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán. Nhìn chung, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn nhờ hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ. Bên cạnh đó, Nhập khẩu tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Dự báo năm 2020, nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu tăng cao do tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) kéo theo dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Tăng cường hoạt động ngoại giao là một kênh quan trọng giúp tăng cường hiểu biết giữa các nước, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát huy hiệu quả tối ưu của các cơ quan tham tán thương mại, cơ quan xúc tiến thương mại, các tổ chức, hiệp hội ngành nghề trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị trường các nước mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do (đặc biệt là thị trường các nước trong CPTPP và EVFTA); xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, sắp xếp tổ chức lại sản xuất… để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách để nâng cao chất lượng và giá trị hàng xuất khẩu thông qua phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng hàm lượng giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu, tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh, giảm tỷ lệ xuất khẩu thô; tăng cường liên kết sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị nông sản Việt Nam, hội nhập chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Tăng cường công tác thông tin truyền thông truyền tải thông điệp “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đến mỗi người dân; nghiên cứu xây dựng, rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong nước góp phần hạn chế nhập khẩu; tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; có chính sách điều tiết để đảm bảo tỷ lệ nhập khẩu hợp lý trong cơ cấu nhập khẩu giữa hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất; giảm hợp lý tỷ lệ nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu trong cơ cấu tư liệu sản xuất thông qua phát triển nguyên, nhiên, vật liệu trong nước thay thế nhập khẩu. Bảo đảm hài hoà giữa tăng trưởng xuất khẩu và các vấn đề của xã hội như: Tăng trưởng xuất khẩu lúa gạo với an ninh lương thực quốc gia; khai thác tài nguyên với bảo vệ môi trường; hiệu quả kinh tế mang lại trong sản xuất trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội từ quyết định sử dụng công nghệ với bảo vệ môi trường, … Thực hiện nghiêm túc cam kết “đồng hành cùng doanh nghiệp”, tích cực phối hợp giữa các bộ, ngành và chủ động cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Thường xuyên rà soát, đánh giá tính khả thi của các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại thương để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chính sách kịp thời./.

Vũ Thị Thanh Huyền Phó Vụ trưởng, Vụ Thống kê Thương mại - TCTK