» Bộ Xây dựng dự báo đầu ra cho xi măng sẽ cải thiện năm 2025, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có thể phức tạp do xung đột vũ trang, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để bình ổn thị trường xi măng trong thời gian tới.
» Bộ Xây dựng dự báo đầu ra cho xi măng sẽ cải thiện năm 2025, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có thể phức tạp do xung đột vũ trang, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để bình ổn thị trường xi măng trong thời gian tới.
Trong hoàn cảnh thị trường xi măng Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ nội địa ngành xi măng vẫn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng dương với động lực chủ yếu nhờ đầu tư công, các dự án hạ tầng và một số dự án bất động sản lớn sau khi được tháo gỡ vướng mắc.
Nguồn: Báo cáo ngành xi măng 2023 – VIRAC
Tuy nhiên xuất khẩu dự báo vẫn tiếp tục đối mặt với thách thức khi thị trường Trung Quốc chưa có nhiều khả quan, (dự báo +/- 10% so với 2023).
Tìm hiểu chi tiết thông tin về triển vọng phát triển ngành xi măng
Những thông tin trên được tổng hợp trong “Báo cáo ngành xi măng năm 2023”. Báo cáo không chỉ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu tại thị trường thế giới và thị trường Việt Nam từ những dữ liệu được cập nhật mới nhất.
ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO NGÀNH XI MĂNG
VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo theo nhu cầu để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.
VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….
Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:
Email: [email protected]
VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
Xi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là một loại chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng. Xi măng được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia (vỏ sò, đất sét). Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.
Vì tính chất kết dính khi tác dụng với nước, xi măng được xếp vào loại chất kết dính thủy lực. Thật ra xi măng trong xây dựng có thể là thủy lực hoặc không thủy lực. Các loại xi măng thủy lực tỉ như xi măng Portland cứng lại dưới tác động của nước do quá trình hydrat hóa khoáng vật, ở đây các phản ứng hóa học diễn ra không phụ thuộc vào lượng nước trong hỗn hợp nước-xi măng; loại xi măng này có thể giữ được độ cứng khi đặt chìm trong nước hoặc thường xuyên tiếp xúc với nước. Phản ứng hóa học xảy ra khi các xi măng khan được trộn với nước và sinh ra các hydrat không tan trong nước. Trong khi đó các xi măng không thủy lực như vữa thạch cao buộc phải để khô mới giữ được độ bền vật lý.
Đá xi măng là sản phẩm của quá trình thủy hóa xi măng đã đạt tới một cường độ nhất định.
Công dụng quan trọng nhất của xi măng chính là sản xuất vữa và bê tông, chất kết dính của các kết tủa tự nhiên hoặc nhân tạo để hình thành nên vật liệu xây dựng vững chắc, chịu được tác động thường thấy của môi trường.
Ở đây, không nên lầm lẫn bê tông với xi măng, vì xi măng là vật liệu được dùng để kết dính các vật liệu kết tập của xi măng, còn bê tông là sản phẩm của việc trộn xi măng với các vật liệu kết tập đó.
Vào năm 2010, sản lượng xi măng của thế giới là 3.3 tỉ tấn. 3 nước sản xuất xi măng nhiều nhất thế giới cũng chính là 3 quốc gia đông dân nhất hành tinh: CHND Trung Hoa (1,8 tỉ), Ấn Độ (220 triệu) và Hoa Kỳ (63,5 triệu), chiếm hơn một nửa tổng sản lượng xi măng thế giới.[1] Đối với trữ lượng xi măng, 3 nước này cũng đứng đầu thế giới với tổng trữ lượng gần bằng một nửa tổng trữ lượng trên thế giới.[2]
Vào năm 2006, theo ước tính, Trung Quốc sản xuất chừng 1,235 tỉ tấn xi măng, chiếm 44% sản lượng toàn cầu.[4] Theo tính toán, "Nhu cầu về xi măng ở Trung Quốc được dự kiến sẽ tăng 5,4% hàng năm và vượt quá 1 tỉ tấn trong năm 2008, việc này được thúc đẩy bởi sự tăng tiến chậm nhưng lành mạnh của chi tiêu trong xây dựng.
Vào năm 2010, 3,3 tỉ tấn xi măng đã được tiêu thụ trên toàn thế giới, trong đó Trung Quốc đã chiếm hết 1,8 tỉ.[5]
Ở Việt Nam, xi măng là ngành công nghiệp phát triển sớm nhất (do người Pháp mang công nghệ và kĩ thuật sang đặt nền móng), từ năm 1900 tại Hải Phòng. Hải Phòng cũng là cái nôi của ngành xi măng Việt Nam hiện nay.
Hiện nay năng lực sản xuất xi măng trong nước của Việt Nam vào khoảng trên 100 triệu tấn. Một số nhà máy lớn:
Trong công nhân xây dựng và công nhân nhà máy sản xuất xi măng do tiếp xúc với xi măng nhiều xuất hiện viêm da tiếp xúc, thường được gọi là dị ứng xi măng
Theo báo cáo ngành xi măng 2023 – VIRAC, sản lượng sản xuất xi măng trong năm 2023 đạt 68,6 triệu tấn, giảm mạnh so với năm 2022. Con số này khiến cho sản lượng sản xuất xi măng tại Việt Nam lần thứ 2 ghi nhận đà sụt giảm.
Với tình hình tiêu thụ đang giảm ở mức sâu, xuất khẩu cũng gặp phải nhiều thách thức. Hiện nay, nhiều nhà máy sản xuất xi măng phải tạm ngừng 1 hoặc 2 dây chuyền sản xuất xi măng để giảm lượng tồn kho. Thậm chí một vài doanh nghiệp có thể phải tạm dừng sản xuất trong khoảng thời gian dài.
Trong năm 2023, sản lượng xuất khẩu xi măng tại Việt Nam đạt 19,56 triệu tấn, tăng 22% so với tổng sản lượng xuất khẩu xi măng trong năm 2022.
Mặc dù vậy, tình hình xuất khẩu xi măng vẫn được đánh giá yếu do nhu cầu nhiều thị trường chưa hồi phục. Cụ thể tình hình xuất khẩu xi măng từ Việt Nam sang Trung Quốc giảm đến hơn 90%. Để hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Việt Nam đang chuyển dịch thị trường xuất khẩu xi măng sang Bangladesh, Philippines và các quốc gia khác.
Nguồn: Báo cáo ngành xi măng 2023 – VIRAC
Tìm hiểu nguyên nhân tình hình xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc chưa hồi phục
Không chỉ hạn chế phụ thuộc xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn phải cạnh tranh gay gắt với đất nước tỷ dân này khi Trung Quốc hiện nay cũng đẩy mạnh xuất khẩu xi măng sang các thị trường mua nhiều xi măng của Việt Nam. Làm cho cạnh tranh giá cả tại thị trường xuất khẩu xi măng trở nên khốc liệt hơn.
Theo báo cáo ngành xi măng 2023 – VIRAC, tổng tiêu thụ xi măng trong nước đạt 57,5 triệu tấn, giảm khoảng 9,4% so với năm 2022. Năm 2023 là năm đầu tiên đạt sản lượng tiêu thụ giảm với sản lượng dưới 60 triệu tấn. Đây được đánh giá là mức giảm tiêu thụ sâu nhất trong suốt 10 năm gần đây.
Bên cạnh sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa, tiêu thụ xi măng theo cùng miền cũng có sự biến động đáng kể, đặc biệt tại miền Bắc, sản lượng tiêu thụ xi măng giảm 10%. Sự biến động này cho thấy ngành xi măng Việt Nam đang có sự chuyển dịch đầu tư vào khu vực miền Trung và Nam Bộ.
Nguồn: Báo cáo ngành xi măng 2023 – VIRAC
Trong 10 tỉnh thành tiêu thụ xi măng lớn, khu vực miền Bắc và miền Trung đều nằm trong top đầu, cách biệt hơn hẳn so với các tỉnh thành còn lại. Điều đó cho thấy các khu vực đó có sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa của nhà sản xuất lớn nhất cả nước.
Tìm hiểu chi tiết về sản lượng tiêu thụ và nguyên nhân Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An có sản lượng tiêu thụ nội địa của nhà sản xuất lớn nhất.